Thứ nhất, tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ PVTrans là đầu mối vận chuyển cho các nhà
máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện than,... do Tập đoàn đầu tư. Giới thiệu và hỗ trợ PVTrans làm việc với chủ đầu tư các dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và Sông Hậu 2,...
Thứ hai, ủng hộ PVTrans đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu, trong
đó kết hợp giữa đầu tư mua và đóng mới để vừa đảm bảo hiệu quả đầu tư và trẻ hóa đội tàu đồng thời tạo công ăn việc làm cho các đơn vị đóng tàu trong nước. Ngoài
106
ra, cho phép chủ trương mua lại một số công ty vận tải trong nước để tăng năng lực vận chuyển và phù hợp với định hướng phát triển của PVTrans, đảm bảo hiệu quả.
Thứ ba, để đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, PVTrans
cần thực hiện các dự án đầu tư lớn, do đó Tập đoàn tiếp tục bảo lãnh vay cho PVTrans đối với các dự án này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Sau khi nêu ra định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nhằm nâng cao năng lực tài chính của PVTrans.
Từ những giải pháp đó, căn cứ vào tình hình cụ thể, chương 3 cũng đã kiến nghị một số vấn đề với Tập đoàn cũng như Chính phủ, nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của PVTrans nói riêng và ngành vận tải biển Việt Nam nói chung.
107
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế - chính trị - xã hội có nhiều biến động, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và cạnh tranh khốc liệt, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cả với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được phải có một nền tảng tài chính vững mạnh đi kèm với chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nâng cao năng lực tài chính vừa là một đòi hỏi vừa là một nhu cầu đối với mỗi doanh nghiệp muốn đi lên và phát triển, trong đó có Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
Vượt qua những biến động tiêu cực của thị trường, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đã trở thành một điểm sáng của ngành vận tải biển nói chung và ngành dầu khí nói riêng khi đạt được kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng trong giai đoạn 2014-2016. Tuy nhiên, công ty vẫn còn đối mặt với nhiều vấn đề như cơ cấu tài sản còn thiếu hợp lý, ứ đọng vốn trong các khoản phải thu, rủi ro tài chính vẫn còn hiện hữu,... Điều đó làm tốc độ phát triển, năng lực tài chính của công ty còn hạn chế.
Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí, khóa luận đã tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính tại doanh nghiệp và các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích rõ thực trạng, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí trong giai đoạn 2014-2016, tìm ra những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân về năng lực tài chính của công ty.
Thứ ba, trên cơ sở những định hướng của Chính phủ, Tập đoàn nói chung và công ty nói riêng, luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
Trog quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có cố gắng song do còn hạn chế về nhạn thức, đồng thời do thời gian điều kiện không cho phép, nên luận văn không tránh
108
khỏi khiếm khuyết, rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để có kiến thức toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu.
Thay lời kết, tác giá luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Học viện Ngân hàng đã truyền thụ và nâng cao kiến thức cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luạn văn. Cảm ơn TS. Đỗ Thị Vân Trang đã tận tình giúp đỡ tôi về mặt khoa học và thực tiễn trong quá trình triển khai làm luận văn. Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đã giúp đỡ và tạo diều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Bùi Văn Vần, PGS. TS Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
2. TS. Lê Thị Xuân, Ths. Nguyễn Xuân Quang (2012), Giáo trình phân tích tài
chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. TS Nguyễn Ninh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao động - Xã hội
4. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), Đọc và phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp, NXB Tài chính.
5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đai học Kinh tế Quôc dân
6. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính
doanh nghiệp, NXB Tài chính.
7. GS. TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Trần Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài
chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.
8. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.
10. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
11. PGS.TS Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính
13. GS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê
14. PGS.TS Phan Thị Cúc, TS. Nguyễn Trung Trực, ThS. Đặng Thị Trường Giang,
Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
110
16. Báo cáo tài chính của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí năm 2014, 2015, 2016.
17. Báo cáo thường niên của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí năm 2014, 2015, 2016
18. Điều lệ, quy chế hoạt động của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
19. Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2014, 2015, 2016 của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
20. Đoàn Thục Quyên (2015), Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án
tiến sĩ, Học viện Tài chính.
21. Đặng Phương Mai (2016), Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp
trong ngành thép ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Học viện Tài chính.
22. Phạm Xuân Kiên (2014), Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thông
đường bộ ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
23. Nguyễn Tiến Hiếu (2016), Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.
24. Hồ Tiến Dũng (2015), Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp cải thiện
tình hình tài chính tại Tổng cong ty Xây dựng Lũng Lô, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.
25. Nguyễn Thị Huyền Trang (2015), Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Sở
Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
26. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
27. Website: • http://www.cafef.vn • http://www.stockbiz.vn • http://www.vneconomy.vn 111 PHỤ LỤC