Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu 0459 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại tổng CTY CP vận tải dầu khí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 83 - 88)

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản sở hữu, vốn đầu tư cho khả năng sinh lời cao nhất. Để đánh giá khả năng sinh lời của công ty, ta tiến hành phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời, kết hợp so sánh với số liệu các doanh nghiệp trong cùng ngành để đưa ra góc nhìn tổng quát nhất.

72

Tất cả các hệ số về khả năng sinh lời của công ty nhìn chung đều có sự cải thiện qua các năm và tốt so với hệ số của các công ty trong cùng ngành. Biểu đồ dưới thể hiện rõ sự vượt bậc đó.

Biểu đồ 2.7: Chỉ tiêu khả năng sinh lời của PVTrans so với các doanh nghiệp trong cùng ngành giai đoạn 2014-2016

■PVT BVIP BVTO

Nguồn: BCTC các công ty giai đoạn 2014-2016 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 7,49 đồng lợi nhuận. Con số này trong các năm 2015, 2016 lần lượt giảm xuống còn 7,42 và 7,13 đồng. Nguyên nhân giảm ROS chủ yếu là do tốc độ tăng của LNST thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu; phản ánh công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa tốt.

Năm 2015, khi doanh thu tăng thêm 493 tỷ đồng, tương đương tăng 9% so với cùng năm 2014, thì giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 265 tỷ đồng (tương đương tăng 6% so với 2014), đi cùng với đó là chi phí tài chính của công ty tăng thêm 81

73

tỷ đồng (tương đương tăng 56% so với 2014) dẫn đến tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng của chi phí.

Đến năm 2016, mặc dù doanh thu tăng mạnh thêm 973 tỷ đồng, tương đương tăng 17% so với 2015, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng thêm 987 tỷ đồng, tương đương tăng 20% khiến lợi nhuận sau thuế của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng không tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu.

Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các yếu tố cấu thành chi phí, từ 85%-90%, còn các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay chỉ chiếm tỷ trọng từ 1%-3%. Trong giai đoạn 2014-2016, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và lãi vay có tăng lên, là hệ quả của việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng cũng không tác động đáng kể đến lợi nhuận thu được.

Việc doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm, trong khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần có sự biến động ngược chiều, cho thấy hiện tại PVTrans đang tập trung theo đuổi chính sách doanh thu thay vì chi phí để đạt được mục tiêu về doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển.

So sánh với hệ số của các công ty trong cùng ngành, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của PVTrans đang ở mức trung bình. Công ty vẫn cần cải thiện hơn nữa công tác quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán, sao cho tốc độ tăng của doanh thu cao hơn chi phí để tối đa hóa lợi nhuận thu được trên số đồng doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của công ty tăng theo từng năm. Nếu như năm 2015 là 4,55%, tăng 0,41% so với năm 2014, và năm 2016 là 5,16%, tăng 0,61% so với năm 2015. Tức là cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh năm 2015 thì thu về được 4,55 đồng lợi nhuận vào năm 2015 và sang đến 2016 là 5,16 đồng. Trong khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của các doanh nghiệp trong ngành có xu hướng giảm xuống thì tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của

74

PVTrans lại tăng lên. Đây là dấu hiệu cho thấy công tác quản trị tài sản của công ty khá hiệu quả.

Phân tích lợi nhuận tổng tài sản theo Dupont:

ROA2014 = 7,49% x 0,55 = 4,14% ROA2015 = 7,42% x 0,61 = 4,55% ROA2016 = 7,13% x 0,72 = 5,16%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Mức sinh lời trên tổng tài sản của PVTrans đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng, và tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ giảm của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2015 là 10,43%, giảm 0,16% so với năm 2014 và năm 2016 là 11,17%, tăng 0,74% so với năm 2015. Tức, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất năm 2014 đem lại 10,59 đồng doanh thu. Con số này giảm xuống còn 10,43 đồng trong năm 2015 và tăng lên 11,17 đồng vào năm 2016.

Chỉ số này đều cao hơn so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Điều này cho thấy về cơ bản là khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của PVTrans tương đối tốt, công ty đã sử dụng một cách có hiệu quả vốn chủ sở hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tạo ra lợi nhuận cao. Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu theo Dupont ROE2014 = 7,49% x 0,55 x 2,56 = 10,59% ROE2015 = 7,42% x 0,61 x 2,29 = 10,43% ROE2016 = 7,13% x 0,72 x 2,16 = 11,17%

Có thể thấy, qua 3 năm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của PVTrans có sự giảm nhẹ vào năm 2015 và cải thiện vào năm 2016. Nguyên nhân là do hiệu suất sử

75

dụng tổng tài sản tăng, mặc dù tỷ suất lợi nhuận doanh thu và hệ số nợ giảm đi nhưng tốc độ giảm nhỏ so với tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Hiện nay, việc theo đuổi chính sách doanh thu nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng, nâng cao thị phần, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường vận tải trong nước đang gặp khó khăn là chiến lược đúng đắn của PVTrans. Tuy nhiên, trong thời gian tới Tổng công ty cần điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp hơn, trong đó nhất thiết phải có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời nâng cao trình độ quản trị chi phí, tổ chức nguồn vốn hợp lý cho hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giúp an lòng các cổ đông của công ty, thể hiện mục tiêu công ty đang theo đuổi là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cho chủ sở hữu, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng huy động được thêm nguồn vốn chủ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho công ty mở rộng quy mô kinh doanh.

Một phần của tài liệu 0459 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại tổng CTY CP vận tải dầu khí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w