- Tính tạo ra giá trị: Rõ ràng, chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được tạo ra nhằm phục vụ khách hàng Dịch vụ không sản sinh ra giá trị
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA BIDV KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
2.1.2. Mô hình tổ chức của BID
Kể từ tháng 9/2008, BIDV chính thức triển khai mô hình tổ chức mới tại trụ sở chính và tháng 10/2009 triển khai tới toàn thể chi nhánh toàn hệ thống. Đến nay, cơ bản mô hình tổ chức đã được xác lập rõ nét theo thông lệ quốc tế với cơ cấu gồm 33 đơn vị ban/trung tâm, chia thành 7 khối chức năng:
- Khối ngân hàng bán buôn gồm 4 ban: Ban quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Ban định chế tài chính, Ban phát triển sản phẩm và tài trợ
thương mại, Ban đầu tư.
- Khối bán lẻ và mạng lưới gồm: Ban phát triển ngân hàng bán lẻ, Ban quản lý chi nhánh, Trung tâm thẻ.
- Khối vốn và kinh doanh vốn có 1 ban là Ban vốn và kinh doanh vốn.
- Khối quản lý rủi ro gồm 3 ban: Ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban quản lý tín dụng.
- Khối tác nghiệp gồm 3 trung tâm gồm: Trung tâm thanh toán, Trung tâm dịch vụ khách hàng và Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại.
- Khối tài chính - kế toán gồm 3 ban: Ban kế toán, Ban tài chính và ban MIS& hỗ trợ ALCO.
- Khối hỗ trợ gồm 13 đơn vị: Ban tổ chức cán bộ, Ban kế hoạch phát triển, Ban pháp chế, Ban kiểm tra nội bộ...
Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh/Sở giao dịch đã được điều chỉnh lại cả về mô hình tổ chức, mô hình quản lý và quan hệ điều hành phù hợp hơn với yêu cầu thực tế, cụ thể mô hình tổ chức được thiết kế thánh 5 khối:
- Khối quan hệ khách hàng gồm phòng quan hệ khách hàng, Phòng tài trợ dự án.
- Khối tác nghiệp gồm Phòng quản trị tín dụng, các phòng dịch vụ khách hàng, Phòng/Tổ chức quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ chức
thanh toán quốc tế.
- Khối quản lý nội bộ gồm Phòng kế hoạch - tổng hợp, Phòng điện toán, Phòng tài chính, Phòng tổ chức nhân sự, Văn phòng.
- Khối trực thuộc: các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm trực thuộc. Việc thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo đề án TA2 đã được chyển biến căn bản trong công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro trên cơ sở phân tích rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận/cá nhân trong các dây chuyền nghiệp vụ. Các nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn như tín dụng.đã được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ qua ít nhất ba khâu (đề xuất - phê duyệt/quản lý rủi ro - tác nghiệp) nên có tác dụng tích cực đến sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động.
Đến nay, mô hình tổng thể hệ thống BIDV đã được bổ sung, hoàn thiện, định hình rõ nét hơn, đầy đủ hơn, tạo tiền đề, nền móng cho việc quản trị điều hành theo mô hính công ty mẹ - công ty con. Việc phát triển các thể chế quản lý cũng đang từng bước được hoàn thiện, tạo khung pháp lý cho phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh đang được biến đổi nhanh chóng thông qua việc xây dựng quy chế, quy trình, quản lý, phù hợp với tính chất từng khối, cử cán bộ tham gia, xác lập rõ vai trò, vị trí, quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của BIDV với vai trò chủ sở hữu phần vốn tham gia hoặc đầu tư vào các liên doanh, các công ty trực thuộc.
Những kết quả nêu trên có ý nghĩa góp phần quan trọng xây dựng hệ thống lớn mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng tầm vóc và uy tín của BIDV trong nước và quốc tế, vừa tạo diện mạo mới của BIDV theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đa dạng ngành nghề lĩnh vực hoạt động, tạo tiền đề thuận lợi làm gia tăng giá trị khi cổ phần hóa.