2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang phát triển
tốt nhưng ngân sách cụ thể chi cho hoạt động Marketing còn chưa cụ thể và phụ thuộc nhiều vào hội sở chính. Chi phí cho việc tiếp thị, xúc tiến chỉ mang tính “bột phát chứ không mang tính kế hoạch điều này dẫn đến hoạt động
tác Marketing mặc dù đã được triển khai, nhưng thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Thị trường Thanh Hóa làm một thị trường rộng lớn với đông đảo khách hàng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau có thu nhập, trình độ, sở thích khách nhau. Vì vậy, muốn thu hút được khách hàng thì phải có một chiến lược Marketing thật tốt.
Thứ ba, công tác Marketing nội bộ chưa tốt nên vẫn còn một số nhân
viên của Bac A Bank chi nhánh Thanh Hóa chưa nhận thức hết vấn đề văn hóa kinh doanh định hướng khách hàng vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng
Thứ tư, tuy đã ứng dụng các công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại,
mạnh dạn đầu tư vào hệ thống “Core Banking” nhưng một số phần mềm hệ thống chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ ngân hàng. Tỷ lệ giao dịch trong thanh toán thẻ và rút tiền tự động ATM khá phổ biến.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do môi trường kinh tế chưa phát triển và có nhiều biến động.
Đây là các nguyên nhân có tác động chung tới tất cả các hoạt động của các ngân hàng, trong đó có Bac A Bank CN Thanh Hóa. Một số thị trường có sự thay đổi biến động lớn như thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường chứng khoán diễn biến thất thường có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của khách hàng gửi tại ngân hàng. Bên cạnh đó, là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng; trình độ dân trí, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn chưa được thay đổi, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển các hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển, gây nhiều trở ngại
cho ngân hàng.
Trên địa bàn Thanh Hóa, các nhà cung cấp đường truyền như: VNPT, FPT, Viettel thường chỉ có đường truyền tốc độ cao, có chất lượng đáp ứng được việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại thành phố Thanh Hóa
và một số khu vực liền kề. Còn các khu vực khác trên địa bàn, thì vẫn chưa được đáp ứng, điều này cũng ảnh hưởng tới việc phát triển mạng lưới, kênh phân phối, cũng như chất lượng các giao dịch của Bac A Bank Chi nhánh Thanh Hóa.
Thứ ba, nguyên nhân từ phía khách hàng
Khách hàng của ngân hàng là số đông quảng đại quần chúng. Nhiều bộ phận dân cư vẫn chỉ biết tới các ngân hàng, đơn thuần chỉ có nhận tiền gửi và cho vay, mà chưa biết các sản phẩm khác. Bên cạnh đó vẫn tồn tại hiện tượng một số khách hàng còn thiếu tin cậy về an toàn của ngân hàng tư nhân. Thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn phổ biến, mà không gửi ngân hàng để nhanh chóng chuyển sang hình thức khác, tránh sự mất giá của đồng tiền.
Thứ tư, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Thanh Hóa được coi là nơi có thị trường tiềm năng của ngành ngân hàng, thế nên tập trung rất nhiều ngân hàng có tiềm lực vững mạnh. Đến cuối tháng 12/2012 trên địa bàn Thanh Hóa đã có 15 thương hiệu mạnh của các tổ chức tín dụng, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Vì thế áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các NHTM tư nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động Marketing mix tại Bac A Bank Chi nhánh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2012. Trên cơ sở đánh giá và phân tích hệ thống số liệu thực tế tình hình hoạt động Marketing mix tại Bac A Bank Thanh Hóa, luận văn đã xác định được những thành tựu cần tiếp tục duy trì và thực hiện, cũng như những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động Marketing mix của ngân hàng, qua đó đưa ra nguyên nhân gây ra những tồn tại đó để trong thời gian tới Bac A Bank Thanh Hóa có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing mix, góp phần vào thành công chung của ngân hàng Bắc Á, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG