NH Ngoại thương VN trước đây, nay là NHTMCP Ngoại thương VN (VCB), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN VN) . Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB chính thức hoạt động với tư cách là một NHTMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một NH đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một NH đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho KH đầy đủ các DVTC hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án.cũng như mảng DVNH hiện đại: Kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, DV thẻ, NHĐT.
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật NH hiện đại, VCB có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các DVNH, phát triển các sản phẩm,
DV NHĐT dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các DV: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,...đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo KH bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo KH.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, VCB hiện có hơn 14.000 CBNV, với hơn 400 CN/ PGD/ Văn phòng đại diện/ Đ ơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 HSC tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 CN và hơn 350 PGD trên toàn quốc, 2 Công ty con tại VN, 2 Công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 4 Công ty liên doanh, liên kết. Sau giai đoạn cổ phần hóa, bộ máy tổ chức quản lý của VCB không ngừng được kiện toàn, hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế. (Tham khảo phụ lục 2.1- Hình 2.1: Mô hình quản trị VCB và Hình 2.2: C ơ cấu bộ máy quản lý của VCB) [2].
Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2 .100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động NH còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 NHĐL tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao.VCB luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo KHCN . Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, VCB liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” [2].
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ 2012-2014
2.1.2.1. Ngân hàng dẫn đầu với chất lượng tài sản tốt
VCB là NH dẫn đầu với chất lượng tài sản tốt, có tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nằm trong top 4 hệ thống NH VN (sau Agribank, Vietinbank - CTG, BIDV - BID). Trong số các NH dẫn đầu, tài sinh lãi (IEAs) của VCB chiếm tỷ lệ cao nhất với 95.8% tổng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu của VCB luôn ở mức vừa phải, tại
thời điểm 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu của VCB ở mức 2.31%. Đến Quý 1/2015, tỷ lệ nợ xấu của VCB duy trì tốt ở mức 2.30% trong khi nhiều NH khác đang tăng tỷ lệ nợ xấu lên trong cùng thời kỳ [10].
Biểu đồ 2.1. Tài sản và vốn điều lệ các NHTM tại thời điểm 31/12/2014
Tỷ đồng
Tổng tài sản ■ vổn điều lệ
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản sinh lãi
các NHTM tại thời điểm Biểu đồ 2.3. Hệ số LDR các NHTM (31/12/2014) 31/12/2014
■ Cho vay khách hàng !Chứng khoán đầu tư ■ Ctio vay liên ngân hàng !Tiền gửi NHNN
2.1.2.2. Nguồn thu nhập đa dạng
So với các NH khác, ngoài thu nhập từ lãi, VCB có nguồn thu nhập đa dạng hơn đóng góp từ nhiều mảng kinh doanh như DV thanh toán, giao dịch ngoại hối, DV
thẻ tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán... Thu nhập ngoài lãi trong năm 2014 của VCB
chiếm đến 32% trong tổng thu nhập của VCB, cao hơn so với trung bình ngành ở mức
20%. Trong đó, VCB cũng là NH thuộc nhóm dẫn đầu thị phần DV thanh toán hiện nay với 21.1% thị phần trong số các NHTM VN (Tham khảo phụ lục 2.2 - Cơ cấu thu
nhập hoạt động các NHTM và Thị phần DV thanh toán các NHTM).
Tỷ trọng cho vay KH của VCB đạt 54.8% tổng tài sản và đồng thời hệ số LDR (Cho vay KH/Huy động KH) đạt 74.9%, cả hai chỉ số đều thấp hơn trung bình ngành và thấp hơn rất nhiều so với các NH quốc doanh . Điều này cho thấy VCB không quá lệ thuộc vào tín dụng cũng như thanh khoản của NH luôn đựợc đảm bảo ở ngưỡng an toàn.
Nhờ kiểm soát được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của VCB luôn ở mức vừa phải, tại thời điểm 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu của VCB ở mức 2.31%. Đến Q1/2015, tỷ lệ nợ xấu của VCB duy trì tốt ở mức 2.30% trong khi một số NH khác đang tăng tỷ lệ nợ xấu lên trong quý 1 như BIDV, STB. VCB là NH rất chú trọng trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng. Từ nhiều năm qua tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 2) trên tổng dư nợ của VCB luôn cao hơn trung bình ngành thể hiện sự chủ động trong quản trị rủi ro tín dụng của NH, từ đó giúp tạo áp lực tốt cho vấn đề xử lý nợ xấu từ rất sớm (Tham khảo Phụ lục 2.3- Tỷ lệ nợ xấu các NHTM và Phân loại các nhóm nợ NHTM).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 17.9% nhờ vào chiến lược đẩy mạnh mảng bán lẻ và lãi suất cho vay cạnh tranh. Với định hướng trở thành NHBL hàng đầu, VCB liên tục đẩy mạnh cho vay KHCN, với mức t ng trưởng trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2012-2014 đạt 34.33%. Thêm vào đó, nhờ vào nguồn vốn huy động giá rẻ từ tiền gửi không kỳ hạn (chiếm 26% tổng tiền gửi KH) và vàng, ngoại tệ (chiếm 22% tổng tiền gửi KH), VCB đã đưa ra thị trường
mức lãi suất cho vay rất cạnh trạnh và đồng thời vẫn duy trì được mức sinh lời ổn định trong suốt thời kỳ lãi suất thấp vừa qua.
Chiến lược đẩy mạnh bán lẻ giúp tăng trưởng kép cho vay KHCN đạt 34.26% trong giai đoạn 2012-2014. Dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 323,332 tỷ đồng, tăng 17.9% so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2012-2014 là 15.79%/năm . Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 của VCB tiếp tục cao hơn tăng trưởng của toàn hệ thống trong năm 2014 là 14.5% .
Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng VCB
Biểu đồ 2.5. VCB - Phân loại dư nợ tín dụng 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 ■ Clio vay khách hàng (tý đồng) ---Tôc độ tăng trưởng tín dụng (%)
(Nguồn phân tích số liệu báo cáo thường niên VCB 2012-2014)
Cơ cấu tín dụng phân loại theo đối tượng KH tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hướng của VCB nhằm đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) . Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân liên tục t ng trong giai đoạn 2012-2014 và đạt tốc độ t ng trưởng kép cao nhất với 34.26%/n ăm và chiếm 16% tổng dư nợ n ăm 2014 (Tham khảo phụ lục 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo nhóm KH VCB).
Lãi suất cho vay cạnh tranh nhờ huy động được nguồn vốn giá rẻ. VCB thu hút được nguồn giá rẻ trên thị trường chủ yếu nhờ vào (1) Lợi thế thị phần huy động lớn và (2) dẫn đầu về huy động nguồn vốn không kỳ hạn và ngoại tệ:
(1) Lợi thế thị phần huy động lớn: Đứng đầu về huy động nguồn vốn có kỳ hạn và không kỳ hạn, khi đó cho vay khối DNNN trong tổng số về huy động nguồn vốn không kỳ hạn giảm xuống còn 25.3% (cùng kỳ năm ngoái %) . Thông số về huy động nguồn vốn không kỳ hạn, ngoại tệ, tạo dựng uy tín thương hiệu tốt, từ đó thu hút ngày càng nhiều nguồn tiền nhàn rỗi, đặc biệt là lượng tiền gửi không kỳ hạn (Tham khảo phụ lục 2.5- Phân loại tiền gửi KH FY2014 và Phân loại tiền gửi KH FY2014).
(2) Dan đầu về huy động tiền gửi không kỳ hạn và ngoại tệ: VCB có lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 26% tổng tiền gửi KH, cao nhất hệ thống hiện nay nhờ vào uy tín thương hiệu tốt . Đồng thời, huy động vốn bằng ngoại tệ của NH chiếm 22.4% tổng tiền gửi, dẫn đầu hệ thống nhờ vào lợi thế là một NH thanh toán quốc tế có mạng lưới rộng khắp . Đây là các kênh huy động vốn giá rẻ, giúp giảm lãi suất huy động bình quân của VCB, từ đó giúp lãi suất cho vay bình quân của NH cạnh tranh h ơn trên thị trường. Ngoài ra lượng ngoại tệ dồi dào cũng là một lợi thế canh tranh, thu hút KH của VCB so với các NH khác.
Trong giai đoạn 2012-2014, mặc dù lãi suất giảm, nhưng do VCB huy động được nguồn vốn giá rẻ tư ng ứng nên chênh lệch lãi suất cho vay và huy động luôn duy trì ở mức ổn định (Tham khảo phụ lục 2.6 - Lãi suất huy động và cho vay VCB 2012-2014, dự báo 2015-2017) [10].
Với kết quả đạt được nêu trên, trong năm 2015 VCB tiếp tục đăt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 16%, cao hơn so với hệ thống là 13-15%. Với kết quả 6 tháng đầu năm 2015 và chiến lược phát triển tầm nhìn 2020, dự báo tín dụng của VCB trong giai đoạn 2015 - 2017 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng cho vay mảng NHBL theo định hướng trở thành NHBL hàng đầu và đẩy mạnh cho vay các tổ chức kinh tế đang có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn ngày càng cao trong bối cảnh nền kinh tế đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại.
2.1.2.3. Trích lập dự phòng bằng một nửa lợi nhuận
VCB là NH rất khắt khe trong việc xử lý nợ xấu và phân loại nợ. Trong năm 2014, lợi nhuận trước dự phòng của VCB đạt 10,442.2 tỷ, tăng 17.6% so với cùng kỳ. Mặc dù trích lập dự phòng nợ xấu lên đến 4,565 tỷ, tăng 29.7% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau dự phòng còn lại là 5,876.5 tỷ, tăng 9.3% so với cùng kỳ. Tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên mức nợ xấu tăng lên 94% trong năm 2014 so với mức 86% trong n ăm 2013 . Trong quý 1 2015, VCB tiếp tục trích lập dự phòng 1,517 tỷ, lợi nhuận sau dự phòng đạt 1,455 tỷ. Việc tăng tốc dự phòng ở các NH được cho là chịu tác động của TT 02 và văn bản sửa đổi (TT 09). Theo đó từ 1/1/2015 các NH đã phải phân loại nợ theo xếp hạng của CIC, vốn chặt chẽ và khắt khe hơn trước đây . Động thái này cũng là bước đệm khi quyết định 780 về c ơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ hết hiệu lực từ 1/4/2015. Theo NHNN có khoảng 300 nghìn tỷ đồng nợ đã được cơ cấu theo quy định này.
Biểu đồ 2.6. Thu nhập và lợi nhuận hoạt Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ dự phòng nợ xấu/
động VCB Nợ xấu
(Nguồn báo cáo kết quả HĐKD VCB 2012 - 2014)
VCB đang nằm trong top NH có tỷ số lợi nhuận hiệu quả nhất, tiêu biểu là lợi nhuận sau thuế/ Số lượng nhân viên và chi phí hoạt động/ thu nhập hoạt động
(cost- to - income ratio - CIR) (Tham khảo phụ lục 2.7 - Một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động n ăm 2014 các NH niêm yết và Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận VCB 2012-2015).
2.1.3. Tổng quan về sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một NH đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho KH đầy đủ các DVTC hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng DVNH hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, DV thẻ, NHĐT.Có thể kể đến những nhóm DV chủ yếu như: DV tài khoản, DV huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu), DV cho vay (ngắn, trung, dài hạn), DV bảo lãnh, DV chiết khấu chứng từ, DV thanh toán quốc tế, DV chuyển tiền, DV thẻ, DV nhờ thu, DV mua bán ngoại tệ, DV NH đại lý, DV bao thanh toán, ngoài ra còn một số DV khác trong giấy phép ĐKKD . Các DV VCB cung cấp được phân chia theo nhóm đối tượng KH: KHCN, KHDN, định chế tài chính. Với mỗi nhóm KH, VCB có những SPDV đa dạng được thiết kế phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của các KH.
2.1.3.1. Các sản phẩm dịch vụ Vietcombank cung cấp dành cho khách hàng cá nhân
Với định hướng trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, hiện tại VCB cung cấp đáp ứng hầu hết các nhu cầu dịch vụ NH của KHCN. Một số dịch vụ nổi trội như: DV tài khoản, DV thẻ, DV NHĐT, Tiết kiệm và đầu tư, Tín dụng thể nhân, Thanh toán, Bảo hiểm,. Các dịch vụ VCB cung cấp cho KHCN không ngừng được cải tiến và hoàn thiện cả về chất lượng phục vụ và sự tiện ích mang lại, điều này được thể hiện bằng sự tin tưởng của gần 10 triệu KHCN trên toàn hệ thống VCB.
2.1.3.2. Dịch vụ Vietcombank cung cấp dành cho khách hàng doanh nghiệp
Với thế mạnh về nguồn vốn, kinh nghiệm trong khối ngân hàng bán buôn, VCB ngoài việc đáp ứng các dịch vụ truyền thống của doanh nghiệp về mảng
dịch vụ tài khoản, thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, tài trợ thương mại, đầu tư, VCB còn cung cấp tốt cả các DVNH hiện đại cho KHDN như NHĐT hay các nghiệp vụ phái sinh của thị trường vốn. VCB giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù, phù hợp với thực trạng HĐKD và nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp. VCB cung cấp các DV như (mua bán ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh ngoại hối, các sản phẩm phái sinh lãi suất, sản phẩm kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trái phiếu, ủy thác đầu tư).
2.1.3.3. Các sản phẩm dịch vụ VCB cung cấp dành cho định chế tài chính
Là một trong những NH hàng đầu và đa n ng nhất tại VN, VCB luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống NH quốc gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực NH bán buôn và bán lẻ, VCB cũng đã và đang là một NH phục vụ tốt nhất các KH là định chế tài chính. Bên cạnh mạng lưới CN trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, VCB cũng có quan hệ với tất cả các NH trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại VN và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều NH trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ VN của VCB được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các NH trong nước hiện nay, với khoảng 1.800 NHĐL tại hơn 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. VCB cung cấp rất nhiều SPDV đa dạng nhằm đáp ứng