3.2 GIẢI PHÁP
3.2.2 Nghiên cứu ban hành lãi suất margin linh hoạt, cạnh tranh
Với uy tín và tiềm lực của mình, ACB có lợi thế trong việc huy động vốn từ dân cư với nguồn khá dồi dào và giá vốn không cao (điều này đúng trong tương lai gần, khi nguồn vốn trong dân cư đang dư thừa và khả năng hấp thu vốn của doanh nghiệp kém). Chính vì vậy, ACB hoàn toàn có cơ sở để có thể cung cấp cho ACBS và cụ thể là khách hàng vay vốn của ACBS với giá vốn cạnh tranh và số lượng gần như không hạn chế, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn để cho vay. Vấn đề ở đây chỉ là tháo gỡ nút thắt trong mối quan hệ giữa ACB và ACBS và cân nhắc bài toán kinh tế giữa một bên là lợi nhuận do chênh lệnh lãi suất đầu vào - đầu ra và một bên là lợi nhuận nhờ quy mô. Nên thay đổi quan điểm của ACB trong việc tập trung lợi nhuận tối đa về ngân hàng mẹ. Quan điểm này chính là lý do tại sao vốn từ ACB khi đẩy sang ACBS để cung cấp cho khách hàng vay thường chịu lãi suất cao (để lợi nhuận chảy về ngân hàng mẹ), và do đó, khi công ty chứng khoán thực hiện cho vay với khách hàng, lãi suất phải cộng thêm một đến 1,5% để đảm bảo lợi nhuận cho công ty chứng khoán. Để thay đổi, ACB nên coi ACBS như những khách hàng vay khác và áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý. Trên cơ sở đó ACBS sẽ có thể cung cấp cho khách hàng của mình những khoản vay với mức lãi suất cạnh tranh, nhằm thúc đẩy khách hàng hiện tại tăng cường sử dụng margin cũng như thu hút được những khách hàng mới về công ty -
83
những khách hàng thường xuyên sử dụng margin hay những khách hàng có kế hoạch sẽ sử dụng margin. Trường hợp công ty muốn cân bằng lợi ích của cả công ty và khách hàng thì công ty có thể xây dựng chính sách phân loại khách hàng và áp lãi suất không giống nhau giống như đối với phí giao dịch.