Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân giao dịch tại bộ phận một cửa thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

Nguyễn Thị Nhàn (2006) đã tiến hành đo lường chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương trình hồi qui với 5 biến tác động có mức độ tác động giảm dần như sau: Thái độ phục vụ,

Năng lực nhân viên, Môi trường làm việc, Sự tin cậy, và Cơ sở vật chất. Tác giả cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa 5 nhân tố đó đối với chất lượng dịch vụ hành chính công. Trong khi đó, Ông Nguyên Chương & Trần Như Quỳnh (2011) đã tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công với mô hình SERVQUAL nhằm xác định mức độ hưởng thụ lợi ích từ dịch vụ hành chính công của người dân và cung cấp thông tin phản hồi cho các cơ quan quản lý hành chính của Thành phố Đà Nẵng. Các tác giả đã đề xuất phương pháp xây dựng Chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng cung ứng dịch vụ (CSI) nhằm so sánh mức độ hài lòng của người dân đối với khả năng đáp ứng và chất lượng cung ứng dịch vụ công của các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do đó, kết quả xếp hạng quận/huyện ở Đà Nẵng về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - năm 2011 đã được chính các tác giả công bố năm 2012 (Ông Nguyên Chương & Trần Như Quỳnh, 2012). Cũng với mô hình SERVQUAL, Thái Thanh Hà & Tôn Đức Sáu (2014) đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công tại Thành phố Huế. Theo đó, tác giả khảo sát 703 người dân sử dụng dịch vụ hành chính công và rút 5 nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ hành chính công.

Bên cạnh đó, với phương pháp phân tích nhân tố, Nguyễn Quang Thủy (2011) nghiên cứu sự hài lòng của người dân sử dụng dịch vụ hành chính công tại Thành phố Kon Tum và đã tìm ra bốn nhân tố tác động như sau: độ tin cậy của dịch vụ, chất lượng của dịch vụ, đội ngũ cán bộ công chức, chi phí và thời gian thực hiện dịch vụ. Còn Lê Dân (2010) thì đã tìm ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về dịch vụ hành chính công tại thành phố Đà Nẵng, cụ thể là: con người, cơ sở vật chất, công khai công vụ, thời gian, mức phí, cơ chế góp ý, giám sát. Trong khi đó, Lê Đỗ Cường (2014) khảo sát mức độ hài lòng của công dân đối với các dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực hộ khẩu, quản lý cư trú tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở ba quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; kết quả cho thấy người dân hài lòng đối với dịch vụ tại quận Liên Chiểu và quận Hải Châu cao hơn so với quận Sơn Trà.

Nguyễn Toàn Thắng (2010) đã nghiên cứu đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công của Tổ một cửa đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk. Kết quả phân tích cho thấy: Sự hài lòng có quan hệ dương với các thành phần chất lượng dịch vụ sau: (1) Năng lực, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, gồm những biến quan sát liên quan đến: Trình độ, năng lực của cán bộ, sự quan tâm tới người dân và tinh thần trách nhiệm trong công việc; (2) Cảm giác thoải mái, gồm những biến quan sát liên quan đến cơ sở vật chất tại nơi giao dịch, giờ giấc làm việc đảm bảo, nhân viên không gây phiền hà; (3) Năng lực phục vụ, gồm những biến quan sát liên quan đến số lượng nhân viên đáp ứng công việc và phương tiện làm việc đáp ứng nhu cầu công việc. Và kết quả phân tích cho thấy nếu các yếu tố liên quan đến thành phần chất lượng dịch vụ như năng lực phục vụ; thái độ phục vụ; cơ sở vật chất; sự đồng cảm và các yếu tố này cải thiện thì chúng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người dân và ngược lại.

Còn Hồ Lê Tấn Thanh (2014) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công tại bộ phận một cửa UBND huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa”. Tác giả đã dựa vào mô hình nghiên cứu dịch vụ hành chính công gồm có 7 nhân tố: (1) Cán bộ công chức; (2) Cơ sở vật chất; (3) Công khai công vụ; (4) Cơ chế giám sát góp ý; (5) Thời gian làm việc; (6) Thủ tục, quy trình làm việc; và (7) Phí và lệ phí. Sau khi kiểm định chất lượng thang đo và các kiểm định của mô hình EFA, nhận diện còn lại 5 nhân tố khác với mô hình đề xuất ban đầu là: (1) Cán bộ công chức; (2) Cơ sở vật chất; (3) Công khai công vụ; (4) Cơ chế giám sát góp ý; (5) Thủ tục, thời gian làm việc và lệ phí. Kết quả cho thấy mô hình là phù hợp với thực trạng dịch vụ hành chính công tại Việt Nam. Dù vậy, do việc chọn mẫu thuận tiện còn hạn chế, tính tổng quát chưa cao nên cần có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm để khẳng định sự phù hợp của mô hình này.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân giao dịch tại bộ phận một cửa thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)