Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân giao dịch tại bộ phận một cửa thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Phân tích hồi qui đa biến: là một phương pháp được sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi qui tuyến tính đa biến có dạng:

Yi= β0 + β1X1i +β2X2i+ ... +βpXpi +ei

Mục đích của việc phân tích hồi qui đa biến là dự đóan mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), các tham số quan trọng trong phân tích hồi qui đa biến bao gồm:

 Hệ số hồi qui riêng phần βk: là hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không đổi.

 Hệ số xác định R2 điều chỉnh: Hệ số xác định tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi qui. Đó cũng là thông số đo lường độ thích hợp của đường hồi qui theo qui tắc R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Tuy nhiên, R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mô hình. Do vậy, R2 điều chỉnh (Adjusted R2) được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

Kiểm định F trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính tổng thể. Nếu giả thuyết Ho của kiểm định F bị bác bỏ thì có thể kết luận mô hình hồi qui tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Kiểm định Independent-samples T-test, và kiểm định Oneway ANOVA được dùng để xem xét ảnh hưởng của các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân người khảo sát đến mức độ hài lòng chung của người dân và một số phân tích khác.

Tóm tắt Chương 3

Từ những cơ sở tiền đề phục vụ nghiên cứu của đề tài này ở Chương 1 và những lý thuyết liên quan về dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân cũng như mô hình nghiên cứu đề nghị ở Chương 2, Chương 3 này thực hiện xây dựng quy trình nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và chuyên viên tác nghiệp tại Bộ phận Một cửa Thành phố Biên Hoà để từ đó điều chỉnh các tiêu chí của các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ hành chính công có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Bộ phận Một cửa Thành phố Biên Hoà.

Bằng phương pháp định tính, tác giả xây dựng thang đo và bảng câu hỏi, dựa trên thực tế tại địa phương để xác định kích thước mẫu. Bên cạnh đó, dựa trên cở sở khoa học xác định phương pháp đánh giá và phân tích như: Xác định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui đa biến, v.v... Sau khi tiến hành khảo sát nhập liệu và làm sạch dữ liệu, chương tiếp theo sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và kết xuất kết quả nghiên cứu trong đề tài.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân giao dịch tại bộ phận một cửa thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)