1Thu nhập vàphúc lợi

Một phần của tài liệu Một số siải pháp tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần sonadezi giang điền luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Theo Trần Kim Dung (2015) việc trả công lao động luôn luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống trả công, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản là:

Thu hút nhân viên: Mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho ứng viên quyết định có chấp nhận việc làm ở doanh nghiệp hay không Các doanh nghiệp càng trả lương cao càng có khả năng thu hút được những ứng viên giỏi từ trên thị trường địa phương

Tác giả Các nhân tố

Kovach (1987)

(1) Công việc thú vị, (2) Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (5) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (6) Sự giúp đỡ của cấp trên, (7) Công việc lâu dài, (8) Tiền lương cao, (9) Điều kiện làm việc tốt, (10) Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị

Lê Hồng Ngọc My (2015)

(1) Thu nhập và phúc lợi, (2) Cơ hội thăng tiến và đào tạo, (3) Chính sách khen thưởng, công nhận thành tích, (4) Quản lý trực tiếp, (5) Thương hiệu và văn hóa công ty

Nguyễn Ngọc Lan Vy

(2010)

(1) Chính sách ưu đãi, (2) Lãnh đạo, (3) Sự phù hợp công việc, (4) Thương hiệu và văn hóa công ty, (5) Đồng nghiệp

Lê Thị Thủy Uyên (2007)

(1) Tiền lương cao, (2) Công việc lâu dài, (3) Điều kiện làm việc tốt, (4) Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (5) Công việc thú vị, (6) Được tự chủ trong công việc, (7) Được công nhận đầy đủ trong công việc, (8) Lãnh đạo công ty

Cao Thị Thanh Hương (2015)

(1) Đào tạo và thăng tiến; (2) Môi trường làm việc; (3) Lương và phúc lợi; (4) Công việc thú vị và thách thức; (5) Chính sách ken thưởng và công nhận; (6) Thương hiệu và văn hóa công ty

Duy trì những nhân viên giỏi: để duy trì được những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp, trả lương cao chưa đủ mà còn phải thể hiện tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp Khi nhân viên nhận thấy rằng doanh nghiệp trả lương cho họ không công bằng, họ sẽ thường cảm thấy khó chịu, bị ức chế và chán nản, thậm chí rời bỏ doanh nghiệp

Kích thích, động viên nhân viên: Nếu các chính sách và hoạt động quản trị trong doanh nghiệp để cho nhân viên nhận thấy rằng sự cố gắng, vất vả và mức độ thực hiện công việc tốt của họ sẽ không được đền bù tương xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa, dần dần, có thể hình thành tính ỳ, thụ động trong tất cả công việc của doanh nghiệp

Đáp ứng các yêu cầu của luật pháp: những vấn đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả công lao động trong các doanh nghiệp thường chú trọng đến các vấn đề sau đây: quy định về lương tối thiểu, về thời gian và điều kiện lao động, quy định về lao động trẻ em, phụ cấp trong lương, các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…

Theo Trần Kim Dung (2017) phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; hưu trí; nghỉ phép, lễ; ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ; trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn; quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên

Tùy theo đặc thù của mỗi công ty mà có nhiều sáng kiến về các loại trợ cấp khác nhau nhưng tất cả đều có một mục đích chung là khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công tác, và gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn

1 4 2Đào tạo và thăng tiến

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp có liên hệ chặt chẽ với động lực làm việc của người lao động Trần Kim Dung (2015) yếu tố cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp được xem xét dưới các khía cạnh như: tính liên quan đến nhận thức của nhân viên về các cơ hội được đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức

Đào tạo và phát triển nghề nghiệp ngoài việc trực tiếp giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới, tránh tình trạng quản lý lỗi thời, giải quyết các vấn đề tổ chức, còn nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, khuyến khích nhân viên trung thành, tận tụy với doanh nghiệp, giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên Nhân viên sẽ gắn kết hơn đối với tổ chức một khi họ thấy được họ có cơ hội được đào tạo và phát triển bản thân trong tổ chức đó Khi làm việc trọng một tổ chức mà biết rằng chẳng có cơ hội nào để phát triển bản thân hoặc còn mờ mịt về tương lai thì rất khó để nhân viên gắn kết lâu dài, họ sẽ chờ đợi một cơ hội phù hợp để rời bỏ doanh nghiệp

1 4 3Môi trường làm việc

Trần Kim Dung (2015) thì môi trường làm việc là nơi mà người lao động làm việc mà tại đó người lao động luôn muốn có một môi trường làm việc an toàn, thoải mái để có được động lực làm tốt công việc của mình Hầu hết mọi người đều muốn làm việc gần nhà, trong những cơ sở hạ tầng sạch sẽ với những trang thiết bị phù hợp, có đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết

Điều kiện làm việc tốt bao gồm môi trường an toàn, có đầy đủ công cụ để làm việc, giờ giấc làm việc hợp lý, nơi làm việc vui vẻ, vệ sinh lao động, không bị rủi ro, có đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết và được tổ chức tốt Điều kiện làm việc tốt sẽ tác động tích cực đến sự hài lòng của người lao động Yếu tố điều kiện làm việc thuộc nhóm thứ hai là môi trường làm việc Yếu tố này sẽ ngăn ngừa sự bất mãn của người lao động và góp phần gián tiếp tăng sự hài lòng và động lực trong công việc của người lao động

Một phần của tài liệu Một số siải pháp tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần sonadezi giang điền luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)