24 Xây dựng phong cáchlãnh đạo

Một phần của tài liệu Một số siải pháp tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần sonadezi giang điền luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)

Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải tạo điều kiện thuận lợi trong công việc giúp cho nhân viên, cấp dưới nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm phù hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp cho họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai Song song đó làm cho nhân viên cấp dưới cảm nhận mình là một phần tử quan trọng của tổ chức Người lãnh đạo nên kép tất cả nhân viên cấp dưới của mình vào mọi hoạt động quan trọng của tổ chức, như sau:

Lãnh đạo cần phải xây dựng quy trình công việc rõ ràng, bố trí công việc cùng với những hướng dẫn cụ thể về cách thức và quy trình thực hiện, cố gắng hết sức trong việc cải thiện chính sách thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc,… cùng với việc sử dụng nguồn vốn hợp lý Lãnh đạo không nên thể hiện uy quyền, gò bó cấp dưới, luôn đối xử công bằng với tất cả nhân viên cấp dưới

Phân công bố trí lao động một cách hợp lý, tránh tình trạng làm trái ngành nghề gây khó khăn trong công việc cho người lao động Cung cấp đầy đủ, kịp thời các điều kiện cần thiết phục vụ cho công việc, thiết kế lại công việc để người lao động cảm thấy công việc của mình có nhiều thú vị giúp họ hăng say hơn trong công việc

Loại bỏ các trở ngại trong khi thực hiện công việc của từng người lao động Theo kết quả nghiên cứu thì vẫn còn số lượng lớn CB CNV chưa hài lòng với cấp trên của mình Nguyên nhân đa phần cán bộ lãnh đạo của công ty còn trẻ đi lên từ nhân viên nghiệp vụ nên kinh nghiệm về quản lý, làm hài lòng nhân viên còn thấp

Động lực của CB CNV chủ yếu tạo ra từ phong cách và tài năng lãnh đạo của quản lý

Các nhà lãnh đạo có thể tạo động lực cho CB CNV thông qua một số tiêu thức sau:

Để truyền lửa cho nhân viên, lãnh đạo cũng phải có lửa Một nhà lãnh đạo không có động lực thì không thể nào tạo động lực cho cấp dưới Một người sếp làm việc với tâm trạng bình bình, kiểu “sao cũng được” thì khó mà có đội ngũ nhân viên hăng hái Do đó các nhà quản lý hãy tạo nguồn cảm hứng, tăng xúc cảm cho nhân viên cấp dưới, hãy tự làm cho mình hăng say, nhiệt huyết, thổi ngọn lửa động lực làm việc cao trước khi tạo động lực cho nhân viên cấp dưới

Người lãnh đạo phải được tôn trọng để có thể tạo động lực hiệu quả Khi không được tôn trọng, người lãnh đạo khó mà tạo động lực cho nhân viên Người lãnh đạo chiếm được sự tôn trọng của nhân viên bằng một trong nhiều cách như: kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, cách sống, sự quan tâm đến nhân viên, khả năng tập hợp mọi người, và quan trọng nhất là đối xử công bằng với nhân viên

Lãnh đạo tôn trọng nhân viên cấp dưới, trực tiếp hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc, đối xử chân thành và tin cậy thì nhân viên cấp dưới cảm thấy mình được trọng dụng Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải giúp cho nhân viên cảm nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai Song song đó là làm cho nhân viên cảm nhận mình là một phần tử quan trọng của tổ chức Người lãnh đạo nên “kéo” tất cả nhân viên của mình vào mọi hoạt động quan trọng của tổ chức Khi đó họ sẽ yêu và làm việc hăng say Để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say, nhà quản lý cũng nên xây dựng tình thần “màu cờ sắc áo” cho đội ngũ CB CNV Một trong những cách này là đưa ra mục tiêu sống còn, quan trọng mà cả tổ chức cần vượt qua, chẳng hạn tăng doanh thu, tăng năng xuất lao động sẽ tăng lương và ngược lại Nếu nhà quản lý biết cách, chắc chắn nhân viên sẽ liên kết lại và xả thân vì màu cờ sắc áo của doanh nghiệp mình

Khi CB CNV đạt được thành tích, nhà lãnh đạo phải biết cách khen thưởng kịp thời Việc quan trọng này phải được làm thường xuyên chứ không phải đợi cuối năm Chẳng hạn như việc bầu chọn CB CNV xuất sắc trong tháng sẽ được xếp công A+ trong tháng và được đăng trên bảng tin người lao động Các dự án khi triển khai nếu thấy CB CNV có nhiều cố gắng, cống hiến không ngừng thì có thể xét thưởng dự án ngay cả khi dự án chưa hoàn thành Việc tiến hành công nhân hay trao thưởng phải quan trọng Dù bận đến đâu, các lãnh đạo nên trực tiếp công nhận và khen thưởng

nhân viên Thông tin khen thưởng phải được công bố rộng rãi cho CB CNV bằng các quyết định Được sếp khen, nhất là khen thưởng trước mặt mọi người về những thành tích của mình là một trong những liều thuốc hiệu lực nhất

Người lãnh đạo là người luôn đối xử công bằng với tất cả nhân viên cấp dưới, đồng thời còn là người hiểu rõ nhân viên cấp dưới của mình về điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những đóng góp của họ với đơn vị, trên cơ sở ghi nhận và đánh giá năng lực hiệu quả công việc, lãnh đạo trực tiếp còn phải bảo vệ quyền lợi hợp lí và chính đáng cho nhân viên cấp dưới trước lãnh đạo cấp trên Điều này cũng có tác dụng khích lệ CB CNV cống hiến và phát huy năng lực làm việc tốt hơn, nâng cao động lực làm việc của tất cả CB CNV

Khi người lãnh đạo đánh giá công bằng, hợp lý, khách quan thì những người được đánh giá hay không được đánh giá cũng phấn khởi, tập thể đoàn kết thống nhất Tập thể đoàn kết thống nhất thì những khó khăn sẽ được giải quyết, làm việc với nhiều sáng kiến hơn

Lãnh đạo không nên thể hiện uy quyền và gò bó cấp dưới, bởi sự khác biệt giữa lãnh đạo và cấp dưới chỉ là công việc, còn hai bên vẫn bình đẳng về nhân quyền Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc, lắng nghe ý kiến và phản hồi; tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới Không than phiền, trách móc liên tục năng lực cấp dưới, điều cần thiết là giúp họ nâng cao năng lực của mình

Lời khen ngợi chân thành của lãnh đạo sẽ có tác dụng khuyến khích, cổ vũ cấp dưới và phát huy khả năng vốn có của họ Một lời nói tích cực có thể tăng động lực cho nhân viên yếu, một thái độ không tốt với nhân viên sẽ làm triệt tiêu niềm hân hoan làm việc của nhân viên không chỉ lúc đó mà có thể kéo dài một thời gian rất lâu sau đó

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo phải biết cách lắng nghe, góp ý, phê bình gián tiếp nhân viên cấp dưới trên tinh thần góp ý xây dựng để cấp dưới có định hướng thay đổi theo hướng tích cực Nếu cấp dưới mắc lỗi, các nhà lãnh đạo trực tiếp nên chọn không gian thích hợp phê bình cụ thể với thái độ chân thành, thẳng thắn và thể hiện sự tin tưởng cấp dưới, tuyệt đối không nhắc lại sai lầm đã phê bình và kết thúc trong sự bình đẳng, tôn trọng, hữu nghị Đồng thời lãnh đạo nên ngăn chặn đàm tiếu và

không nên nói xấu cấp dưới, luôn rộng lượng với cấp dưới, dùng tấm lòng chân thành biết ơn sự cống hiến của họ

Lãnh đạo cần phải xây dựng quy trình công việc rõ ràng, bố trí công việc cùng với những hướng dẫn cụ thể về cách thức và quy trình thực hiện, cố gắng hết sức trong việc cải thiện chính sách thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc,

Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi người của tổ chức, là chỗ dựa, là nơi mọi người đặt niềm tin, là điểm mà người ta nhìn vào để điều chỉnh hành vi của mình, đặc biệt trong đêm tối của con đường đang đi và của sự không đo được lòng người Những nghi ngại, những âm mưu, những sự không rõ ràng sẽ được chấn áp hay bung ra từ mỗi một con người khi người ta cảm nhận về lãnh đạo Người lãnh đạo có các phong cách lãnh đạo khác nhau có những mặt mạnh yếu khác nhau, phải kết hợp hài hoà hợp lý giữa các phong cách làm việc để đem lại hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu Một số siải pháp tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần sonadezi giang điền luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)