5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro
cơ chế phân tích đánh giá rủi ro làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thu, chi BHXH. Xây dựng bộ phận thường xuyên chịu trách nhiệm giám sát, phân tích các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động thu, chi BHXH và đưa ra các giải pháp quản lý, khắc phục rủi ro này. Cụ thể, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông, giao dịch hồ sơ điện tử để hạn chế cán bộ chuyên quản thu và cán bộ xét duyệt chi chế độ làm việc trực tiếp với đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH tránh trường hợp thông đồng làm thất thoát quỹ BHXH.
Ngoài ra, đơn vị phụ trách chuyên môn cần quan sát việc thực hiện báo tăng, giảm lao động kịp thời, chính xác, quản lý chặt chẽ mọi nguồn thu. Cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, các đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc các khối ngành kinh tế khác nhau trên địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh để tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân huyện triển khai việc tham gia BHXH cho các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia, hạn chế và chấm dứt tình trạng né tránh tham gia BHXH của các đơn vị SDLĐ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Ban ngành có liên quan như: Liên đoàn lao động, chi Cục thuế huyện, phòng Lao động Thương binh và Xã hội,…để nắm đầy đủ số lượng đơn vị SDLĐ và số lao động trên địa bàn, phát hiện những đơn vị khai báo thiếu số lao động thực tế hoặc chưa đăng ký tham gia để đưa vào diện đóng BHXH bắt buộc, đồng thời có chương trình xúc tiến thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách đến từng đơn vị chưa tham gia đầy đủ BHXH cho NLĐ. Phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội dẫn đến thất thu BHXH như: suy thoái kinh tế dẫn đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ tiền BHXH, do đó các đơn vị SDLĐ trốn đóng BHXH hoặc tham gia nhưng khai giảm số lao động thực tế đang làm việc tại đơn vị.