Các giải pháp về thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 93 - 95)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Các giải pháp về thông tin và truyền thông

Trong hoạt động của BHXH, thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng. Mọi hoạt động luôn diễn ra liên tục, thường xuyên thay đổi và cần sự chính xác tuyệt đối. Thông tin của các đối tượng tham gia BHXH là một khối dữ liệu rất

lớn, mang tính lâu dài và biến động thường xuyên. Ví dụ như quá trình đóng BHXH của NLĐ luôn diễn ra, với sự thay đổi về mức đóng và các chế độ hưởng BHXH, BHYT, BHTN, quá trình này có thể kéo dài hàng chục năm, đến khi NLĐ nghỉ hưu. Vì vậy việc quản lý cơ sở dữ liệu này là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự chính xác cao. Để có thể theo dõi các thông tin chính xác và cập nhật kịp thời làm cơ sở thu BHXH, cũng như giải quyết các chế độ BHXH thì cần phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với hoạt động BHXH ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý hoạt động thu, chi BHXH để giảm thiểu các rủi ro do các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác gây thất thoát quỹ BHXH và giải quyết chế độ chậm trễ cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH.

Có sự kết nối dữ liệu, thông tin giữa các đơn vị Bảo hiểm xã hội các huyện nói riêng và toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung để có được quá trình tham gia BHXH của NLĐ khi họ có sự thay đổi nơi làm việc, từ đó có thể quản lý chặt chẽ tình hình xét duyệt các chế độ hưởng BHXH, tránh được rủi ro khi NLĐ cố tình làm giả, khai man thông tin để hưởng chế độ nhiều lần.

Bên cạnh đó thì trình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH vẫn còn khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do người SDLĐ và NLĐ chưa hiểu hết về quyền lợi, ý nghĩa của việc tham gia BHXH nên họ cố tình tìm cách trốn đóng BHXH. Việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của NLĐ và người SDLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đây không phải là công việc riêng của ngành BHXH mà là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp và của toàn xã hội, cụ thể:

chất nhân đạo, nhân văn của BHXH, về quyền lợi họ được hưởng khi tham gia BHXH.

-Cần nhấn mạnh nội dung tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của NLĐ để họ hiểu rõ hơn về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật.

-Có kế hoạch tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn với nhiều hình thức như: tổ chức thống kê, khảo sát, vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì lập hồ sơ đăng ký. Tổ chức các buổi tọa đàm, tư vấn các chế độ chính sách BHXH cho NLĐ, in ấn, phát hành tờ rơi, treo băng rôn, áp phích,…thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài truyền thanh hình để tuyên truyền sâu rộng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN để NLĐ và người SDLĐ được hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

-Tăng cường công tác vận động các đơn vị mới đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ, tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện tại các xã, thị trấn để NLĐ tại các địa phương nhận thức được tính ưu việt của việc tham gia BHXH tự nguyện. Tổ chức các buổi tiếp xúc, tọa đàm nhằm tăng cường ý thức của người SDLĐ trong việc thực hiện các chính sách ASXH.

-Thông tin những văn bản, quy định mới thay đổi về chính sách BHXH, BHYT của Nhà nước, của Bộ ngành và của cơ quan để kịp thời triển khai, hướng dẫn cán bộ viên chức thực hiện.

Ngoài ra, đơn vị cần hoàn thiện các chế độ báo cáo, biểu mẫu, chứng từ, văn bản,…có các tiêu chuẩn rõ ràng, phù hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)