Hoạt động cơ bản của Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 28 - 34)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Hoạt động cơ bản của Bảo hiểm xã hội

Trong tất cả các hoạt động của Bảo hiểm xã hội, hoạt động thu và chi là hai hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất.

1.2.2.1. Hoạt động thu Bảo hiểm xã hội

Tham gia bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho người lao động. Việc đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội là tất yếu vì nguyên tắc có đóng có hưởng. Vậy thu từ đóng góp của những người tham gia Bảo hiểm xã hội là nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ Bảo hiểm xã hội ở hầu hết các quốc gia.

Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là phải thu đúng, thu đủ, đúng đối tượng và rõ ràng minh bạch nhằm bảo đảm tính công bằng và quyền lợi giữa những người tham gia Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó cần phải tổ chức theo dõi, ghi chép kết quả đóng Bảo hiểm xã hội của từng người và đơn vị để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội.

Nhìn chung quỹ Bảo hiểm xã hội ở các quốc gia được hình thành trên cơ sở đóng góp bởi người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗi quốc gia không giống nhau, mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện , chính sách xã hội và quan điểm của mỗi quốc gia.

Phần đóng góp của người sử dụng lao động thường được tính trên cơ sở số lượng lao động thuê mướn trong doanh nghiệp. Tỷ lệ trích nộp được pháp luật quy định. Tỷ lệ này được tính theo một mức trên tổng quỹ lương

Quy định về tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN theo Quyết định 595/QĐ-BHXH cụ thể như sau: Bảng 1.1.Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào doanh nghiệp (%) Tỷ lệ trích vào lương NLĐ (%) Tổng cộng (%) 1.BHXH 17,5 8 25,5 2.BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 Tổng cộng 21,5 10,5 32 KPCĐ 2 2 ( Nguồn: QĐ 595/QĐ-BHXH) Như vậy: Hàng tháng doanh nghiệp đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32%, và đóng cho liên đoàn lao động huyện với tỷ lệ đóng kinh phí công đoàn là 2%.

Bên cạnh sự đóng góp chủ yếu của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ Bảo hiểm xã hội, Nhà nước ở những nước có nền kinh tế thị trường cũng luôn hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đối tượng trên không đủ đáp ứng chi tiêu của quỹ hoặc khi có biến động khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt. Nguồn bù đắp thiếu hụt quỹ Bảo hiểm xã hội ở các nước được lấy từ thuế theo những tỷ lệ và mức khác nhau.

Nhìn chung, trong ba nguồn đóng góp thì chủ yếu là nguồn đóng góp từ người sử dụng lao động. Tỷ lệ đóng góp ở mỗi nước rất khác nhau, các tỷ lệ đó có thể phù hợp với nước này, song có thể không phù hợp ở nước khác.

Chính vì vậy tỷ lệ đóng góp của mỗi bên, mỗi quốc gia xuất phát từ nhiều cơ sở: kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử của chính quốc gia đó. Do đó, cơ chế hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội ở các nước khác nhau. Nói chung, ở các nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Pháp… thì áp dụng cơ chế tự thu tự chi, thu trong năm chủ yếu chi hết trong năm. Còn các nước kinh tế đang phát triển thì nói chung áp dụng tạo quỹ tích lũy, số dư hàng năm được sử dụng đầu tư tăng trưởng. Do cơ chế tạo quỹ khác nhau, nên tỷ lệ đóng góp của ba bên cũng khác nhau.

Trong công tác thu thì các rủi ro liên quan đến thu BHXH bao gồm những trường hợp sau:

- Rủi ro thu BHXH phát sinh trong trường hợp không thu đủ và thu không đúng mức phải nộp.

- Rủi ro thu BHXH là phát sinh khi không thu được BHXH từ các đối tượng thuộc diện phải nộp BHXH, nhất là từ người sử dụng lao động.

- Rủi ro thu BHXH còn bao gồm từ việc thu chậm trễ do người nộp BHXH không nộp đúng thời gian quy định.

- Ngoài ra, nhìn chung trên thế giới số lượng người tham gia BHXH ngày càng tăng, việc kiểm soát hoạt động thu không thể tránh những sai sót về thông tin cà nhân và quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội dẫn đến việc thu không đúng, không đủ và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

1.2.2.2 Hoạt động chi Bảo hiểm xã hội

Chi Bảo hiểm xã hội là việc các cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan BHXH) sử dụng số tiền thuộc nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội để dùng chi trả trợ cấp các chế độ Bảo hiểm xã hội. Quá trình chi trả BHXH phải đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, tức là thuộc đối tượng nào thì chi đối tượng đó, thu ở chế độ BHXH nào thì chi cho chế độ BHXH đó. Đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình chi trả được thuận lợi và đúng với quy định của các văn bản hướng dẫn chi các chế độ Bảo hiểm xã hội do

BHXH Việt Nam quy định trong các Điều luật BHXH mà Quốc hội ban hành. Việc chi trả BHXH được thực hiện trên nguyên tắc:

1. Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng.

2. Đảm bảo chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

3. Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện. 4. Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.

Quỹ BHXH được sử dụng để chi tiêu vào các nội dung quan trọng sau: Chi trợ cấp BHXH theo chế độ quy định, chi quản lý hành chính. Trong hai phần chi thì chi trả các chế độ BHXH bắt buộc và chi quản lý hoạt động bộ máy là 2 nội dung chi lớn và cơ bản của quỹ BHXH.

Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH. Các hoạt động đó thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo tiến tới tận tay đối tượng được thụ hưởng đúng thời gian quy định.

Chi trả cho các chế độ BHXH là chi trả theo luật định thường gồm các khoản sau:

- Phương thức chi trợ cấp hưu trí, xu hướng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa số trường hợp là đóng BHXH theo thu nhập.

- Chi trợ cấp ốm đau của quỹ BHXH nhằm bù đắp các chi phí y tế và thu nhập cho người lao động khi gặp rủi ro ốm đau phải nghỉ việc. Để được nhận trợ cấp này, người lao động phải có thời gian đã tham gia đóng BHXH theo quy định.

một mức đồng nhất hoặc theo mức thu nhập của người lao động trước khi chết.

Đối tượng hưởng trợ cấp BHXH rất phức tạp và đa dạng, do đó công tác chi trả BHXH không được phép xảy ra sai xót vì nó không những làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được hưởng trợ cấp BHXH mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ngành. Các rủi ro chi BHXH thường phát sinh trong các trường hợp sau:

- Rủi ro chi BHXH phát sinh khi chi không đúng đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH.

- Rủi ro chi BHXH có thể xảy ra khi cán bộ xét duyệt chi BHXH tính toán không đúng số tiền trợ cấp cho người lao động

- Rủi ro chi BHXH xảy ra trong trường hợp chi trùng lắp cho một đối tượng về số tiền trợ cấp.

- Rủi ro chi BHXH còn phụ thuộc vào quá trình giao số tiền trợ cấp đến tay người được hưởng có thể không đủ, mất mát.

- Rủi ro chi BHXH còn xuất hiện trong trường hợp đã chi nhưng trên thực tế không xảy ra do gian lận.

Nguồn : Bộ nội vụ ( 2017 )

Chính Phủ Hội đồng quản lý

BHXH Việt Nam

( Quỹ BHXH) Ngân sách nhà nước Nguồn quỹ

tạm thời nhàn rỗi

Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Ban cơ

yếu chính phủ BHXH tỉnh, TP trực thuộc TW Đơn vị sử dụng lao động và người lao động Đơn vị sử dụng lao động và người lao động BHXH các huyện, thành, thị Đại lý chi trả xã, phường, thị trấn Người thụ hưởng chế độ BHXH (12 ) (5) (6) (3) (4) (1) (8) (9 ) (10 ) (10 ) (11 ) (7) (2) (1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)