Thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Thông tin và truyền thông

Là điều kiện không thể thiếu của hệ thống KSNB, là điều kiện đầu tiên đảm bảo để duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động tài chính và tuân thủ. Đối với hoạt động của BHXH vai trò của thông tin vô cùng quan trọng, do các thông tin của người tham gia BHXH luôn được cập nhật thay đổi thường xuyên, mang tính lâu dài với số lượng thông tin ngày càng nhiều, do đó đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập đầy đủ các chứng từ, sổ sách ghi chép, dữ liệu thông tin lưu trữ đầy đủ. Thông tin được cung cấp một khi được truyền đi phải đảm bảo thích hợp, kịp thời, chính xác.

Ví dụ các thông tin trong hoạt động BHXH như: Tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, tình hình chi trả các chế độ BHXH, cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, tình hình giám định chi BHYT, thông tin về hoạt động của BHXH trực thuộc. Thông tin về số liệu các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn có tham gia Bảo hiểm xã hội.

Hoạt động BHXH là hoạt động có mối liên hệ với nhiều đối tượng, tổ chức khác nhau, do vậy yêu cầu về thông tin là quan trọng về chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng. Các thông tin của BHXH phải được trao đổi tiếp nhận và truyền đạt những kênh thông tin cụ thể, chính thức bằng các truyền đạt, báo cáo từ cấp trên xuống và từ cấp dưới lên, cả từ các ngành liên quan: Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư…Qua đó mọi cấp quản lý và nhân viên BHXH đều biết và hiểu được nhiệm vụ, kết quả công việc mình đã thực hiện được đánh giá ra sao và cần được cải tiến như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)