5. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế
Các yếu tố thuộc công tác kiểm soát nội bộ tại cơ quan BHXH huyện Vĩnh Thạnh còn tồn tại do nhiều nguyên nhân tạo nên. Xét cho cùng, chia thành 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu: nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
cán bộ nhân viên tại đơn vị. Đa số các nhân viên thực hiện công tác thu, chi có bằng cấp không đúng chuyên môn, chủ yếu là học hỏi công việc theo sự chỉ dẫn của người đã làm trước, xử lý nghiệp vụ theo kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra, sự yếu kém về năng lực quản lý, thiếu sự phán đoán cũng dẫn đến rủi ro như xét duyệt bất cẩn, sự cám dỗ về vật chất, thông đồng với các đơn vị SDLĐ, NLĐ để tư lợi khi thực hiện công việc của các cán bộ thu, chi. Tiếp theo là do hệ thống thông tin yếu kém, thiếu nguồn tin làm cơ sở cho công tác thu, chi BHXH. Quá trình tham gia BHXH của NLĐ mặc dù đã có trên phần mềm quản lý, nhưng khi giải quyết các chế độ BHXH đều căn cứ trên sổ BHXH, đôi lúc dữ liệu không khớp. Các thông tin cá nhân tham gia BHXH của NLĐ, đôi khi do các nhân sự khai báo hộ nên dễ sai sót, không chính xác (như sai họ tên, số CMND, ngày tháng năm sinh,…) ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ BHXH sau này. Ngoài ra, do quy trình thu, chi còn nhiều kẻ hở tạo điều kiện cho các gian lận, sai sót và không thể giám sát kịp thời các rủi ro trong công tác thu, chi BHXH. Tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh thì không có bảng mô tả công việc cụ thể về công tác thu, chi BHXH cho cán bộ nhân viên. Khi tuyển các nhân viên mới, học hỏi công việc chủ yếu từ những người đi trước. Điều này dễ dẫn đến việc thực hiện công việc không thống nhất, chồng chéo, mất thời gian. Thiếu các thủ tục kiểm soát công tác thu và xét duyệt chi, thiếu ràng buộc trách nhiệm của cán bộ nhân viên thực hiện. Từ đó, dẫn đến sai sót không được phát hiện, thu chậm trễ, không thu được, xét duyệt sai đối tượng hưởng, chi trả không đúng, các giấy tờ không hợp lệ,….dẫn đến các rủi ro trong công tác thu, chi BHXH.
Các nguyên nhân bên ngoài có thể là do các đối tượng tham gia. Cụ thể, các đơn vị tham gia BHXH cố tình kê khai sai số lao động để không tham gia BHXH cho NLĐ, làm giảm số tiền BHXH phải nộp. Và sự thiếu hiểu biết về lợi ích của việc tham gia BHXH của NLĐ nên cũng đồng tình với đơn vị không tham gia đóng BHXH. Điều này đồng nghĩa với công tác
tuyên truyền về BHXH cho các đối tượng tham gia chưa được rộng rãi, rõ ràng các lợi ích khi tham gia. Hơn nữa do quy trình pháp lý không hiệu quả, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành có liên quan đến việc xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động thu, chi BHXH. Theo quy định tại Điểm 4, Điều 8 Luật BHXH (năm 2014) và Điểm 4, Điều 5 Luật BHYT (năm 2008) thì Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHXH, BHYT ở địa phương. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT hầu như chỉ do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện trên cơ sở quy định về nghiệp vụ mà thiếu đi vai trò quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn. Và mặc dù đã có quyết định về việc xử phạt các hành vi vi phạm hoạt động thu, chi nhưng hầu như từ trước đến giờ vẫn chưa được thực hiện mạnh mẽ. Cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện việc nhắc nhở là chủ yếu, đối với các trường hợp bỏ trốn thì tiến hành khởi kiện các đơn vị này ra tòa nhưng hầu như cũng không đạt hiệu quả nhiều, cũng dễ nhận thấy là do sự thiếu hỗ trợ của các cơ quan chức năng, ban ngành có liên quan. Việc phối hợp xác minh doanh nghiệp không còn hoạt động trên địa bàn chưa được địa phương quan tâm chỉ đạo. Đối với chế độ BHXH về tai nạn lao động, cần có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan Công an, ngành Y tế trong việc xác nhận, giám định nguyên nhân xảy ra tai nạn có phù hợp với quy định của ngành BHXH không. Qua đó, kiểm tra chặt chẽ, đề phòng các trường hợp thông đồng, lợi dụng các sơ hở trong quy định để giả mạo các giấy tờ hưởng chế độ BHXH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đã có những bước tiến quan trọng trong thể chế chính sách và cơ cấu tổ chức. Luật BHXH 2014 đã được sửa đổi bổ sung nhưng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ ngành hướng dẫn thực hiện chính sách về BHXH, BHYT chưa đồng bộ, chưa tạo sự hỗ trợ lẫn nhau để hình thành môi trường kiểm soát, giảm thiểu rủi ro, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, đảm bảo nguồn chi. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt các đơn vị SDLĐ để đảm bảo các đơn vị tham gia đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ vì mục tiêu ASXH
Ở chương này, tác giả tập trung đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở phân tích 05 thành phần cốt lõi của hệ thống kiểm soát nội bộ đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
Thông qua việc khảo sát của 15 cá nhân là lãnh đạo và cán bộ viên chức trong cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp suy diễn và tính toán bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên công cụ Microsoft Office Excel để tiến hành thống kê, đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các ý kiến trả lời của 15 cá nhân nêu trên. Từ đó, đưa ra các đề xuất cần thiết từ những hạn chế nguyên nhân tồn tại và đây là cơ sở khoa học để tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý tài chính của đơn vị góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh chương III dưới đây.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĨNH
THẠNH,TỈNH BÌNH ĐỊNH