8. Cấu trúc của đề tài
1.2.3. Quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực thực hành
Với các hướng tiếp cận trên đến đây tác giả quan niệm quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hành là: Quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến hoạt động truyền thụ và lĩnh hội tri thức và kỹ năng một cách có phương pháp theo hướng làm cho năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc của người học vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình quản lý này tập trung vào các nhân tố:
- Về quản lí mục tiêu dạy học:
Công việc này thực hiện các nội dung: Quản lý quá trình xác định mục tiêu dạy học với yêu cầu mục tiêu phải được cụ thể hóa gắn với phát triển năng lực thực hành. Quản lý việc tuân thủ mục tiêu đã xác định của các giảng viên khi tiến hành các họa động dạy. Quản lý việc điều chỉnh mục tiêu trong quá trình dạy học, điều này nghĩa là mục tiêu đã xác định nhưng quá trình dạy học trong thực tiễn nếu có vấn đề gì bất cập có thể tiến hành điều chỉnh mục tiêu nhưng phải theo quy trình chặt chẽ.
- Về quản lý nội dung dạy học:
Với nội dung quản lý này cần tập trung vào: Quản lý việc cụ thể hóa nội dung chương trình chung vào cơ sở giáo dục mình phù hợp với định hướng phát triển năng lực thực hành. Quản lý việc tuân thủ nội dung chương trình dạy học đã xác định của các giảng viên. Quản lý việc điều chỉnh nội dung chương trình dạy học, điều này nghĩa là nội dung chương trình đã xác định
nhưng quá trình dạy học trong thực tiễn nếu có vấn đề gì bất cập có thể tiến hành điều chỉnh nhưng phải theo quy trình chặt chẽ.
- Về quản lý phương pháp dạy học:
Với nội dung quản lý này cần tập trung vào: Quản lý việc việc vận dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với định hướng phát triển năng lực thực hành cho người học. Quản lý việc tuân thủ các phương pháp dạy học đã xác định của các giảng viên. Quản lý việc điều chỉnh việc sử dụng các phương pháp dạy học trong thực tiễn dạy học của người dạy và người học.
- Về quản lý công tác kiểm tra đánh giá:
Vì không thể quan sát trực tiếp được năng lực thực hành nên trong quản lý dạy học cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, nghĩa là nó đo sự thực hiện hay thành tích của một cá nhân người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chuẩn, tiêu chí chứ không có liên hệ so sánh gì với sự thực hiện hay thành tích của người khác.
Tuy nhiên, quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực thực hành không nên đặt ra yêu cầu về thời lượng dành cho học tập bởi vì người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình, không phụ thuộc vào người khác, miễn là đủ thời gian để thông thạo được các năng lực thực hành, điều đó cho phép người học có thể vào học và kết thúc việc học ở các thời điểm khác nhau. Mặt khác, dạy học theo hướng phát triển năng lực thực hành đặt trọng tâm vào việc giải quyết vấn đề, vào việc hình thành năng lực thực hành cho người học hơn là tập trung vào giải quyết nội dung chương trình.
1.2.4. Môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh ở các trường đại học
a) Mục tiêu, yêu cầu và tổ chức dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh
- Mục tiêu:
Tại Điều 12, Luật Gáo dục quốc phòng và an ninh chỉ rõ “Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn
học chính khóa”. Như vậy, đối với các trường đại học thì môn học giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học chính khóa, tức là, môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo chính khóa của các cơ sở giáo dục đại học.
Về mục tiêu, khoản 2, điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh xác định “Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”. Cụ thể hóa mục tiêu này cho các cơ sở giáo dục đại học, Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18/3/2020 về Ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cao sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học xác định “Sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc”.
- Yêu cầu:
Đối với trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học yêu cầu sinh viên sau khi học xong chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh phải đảm bảo:
+ Có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền QPTD, ANND, yêu chủ nghĩa xã hội.
+ Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.
+ Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt
Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.
+ Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công, phòng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn.
- Tổ chức dạy học:
Trong tổ chức dạy học thì “dạy và học tập trung tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học” (Điều 12, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh). Hiện nay, ở các cơ sở giáo dục đại học môn học này được tổ chức học tập trung tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh của các cơ sở giáo dục đại học, các trường Quân đội. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học đảm bảo được điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho tự chủ dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thì cũng được tổ chức dạy học môn học này.
b) Nội dung chương trình môn học
Theo Thông tư 05 /2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18/3/2020 về Ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp, cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học thì ở các cơ sở giáo dục đại học nội dung chương trình gồm 4 học phần với thời lượng 165 tiết, cụ thể:
Học phần 1. Đường lối quốc phòng an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
Học phần này gồm 11 bài với thời lượng 45 tiết, nội dung tập trung vào: Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lý luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; những vấn đề cơ bản về lịch sử
nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Học phần 2. Công tác quốc phòng và an ninh
Học phần này gồm có 7 bài với thời lượng 30 tiết, nội dung tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ nội dung công tác Quốc phòng và An ninh của Đảng ta hiện nay, bao gồm: phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác; an toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; an ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.
Học phần 3: Quân sự chung
Học phần này gồm có 8 bài với thời lượng 30 tiết, nghiên cứu các kiến thức chung về lĩnh vực quân sự cần thiết như: chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, tuần; chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội; điều lệnh đội ngũ từng người có súng; điều lệnh đội ngũ đơn vị; hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Ba môn quân sự phối hợp
Đây là những kiến thức nền tảng phục vụ cho rèn luyện chính quy, chấp hành kỷ luật trong môi trường quân sự. Qua đó rèn luyện tác phong, ý thức tổ
chức kỷ luật cho sinh viên góp phần xây dựng phẩm chất nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
Học phần này gồm có 5 bài với thời lượng 60 tiết, nghiên cứu những kỹ thuật và chiến thuật chiến đấu cơ bản của người chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ gồm: kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; tính năng, cấu tạo, và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. ném lựu đạn bài 1; từng người trong chiến đấu tiến công và phòng ngự; từng người làm nhiệm vụ cảnh giới.
1.3. Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hànhở các trường Đại học