Biện pháp 4: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an nin hở

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

quả dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh của giảng viên theo hướng phát triển năng lực thực hành

- Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh của giảng viên, việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được của sinh viên, tránh bệnh thành tích, chất lượng ảo trong dạy học. Nếu các nhà quản lý thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ quản lý được chất lượng dạy học môn học.

- Nội dung, cách thức thực hiện

Chỉ đạo và quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn học ở Trung tâm, tập trung vào các nội dung về quản lý như: việc kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá; quản lý đổi mới cách thức ra đề thi, kiểm tra phù hợp hướng phát triển năng lực thực hành trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Cần làm cho giảng viên nhận thức được yêu cầu cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá việc học tập của sinh viên. Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phải theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đó phải được xây dựng theo hướng phát triển năng lực thực hành.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giảng viên cần đa dạng hố dưới các hình thức: kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ; kiểm tra qua công việc; qua theo dõi thường xuyên, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, kiểm tra; sử dụng thang chuẩn đánh giá mới, sử dụng phiếu hỏi trắc nghiệm; … tất cả các chuẩn, thang đo phải xây dựng theo hướng phát triển năng lực thực hành.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học; việc thực hiện nền nếp, quy chế chuyên môn; việc thực hiện đổi mới phương pháp; hồ sơ, giáo án; chất lượng giảng dạy.

Lấy ý kiến của giảng viên về chất lượng hoạt động dạy học ở Trung tâm và lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên trong quá trình dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh xem đã đúng hướng phát triển năng lực thực hành chưa, từ đó có điều chỉnh kịp thời.

Chỉ đạo kiểm tra quá trình đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc kiểm tra, đánh giá môn học phải tuân thủ mục tiêu dạy học đã xác định.

Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm phải chỉ đạo giảng viên kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo lối dạy học lấy người học làm trung tâm. Ngoài việc duy trì các nội dung kiểm tra truyền thống còn phải lồng ghép những nội dung kiểm tra nhằm phát huy tính tích cực học tập của người học. Nội dung kiểm tra phải nằm trong nội dung chủ đề (chuyên đề) được đề cập trong khung chương trình giáo dục quốc phịng.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh, Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm cần làm những việc như lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tiến hành cho giảng viên đăng ký thi đua; thành lập ban kiểm tra bộ môn trong đó có một giảng viên chịu trách nhiệm nhằm chỉ đạo các nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra cũng như giám sát quá trình kiểm tra; xây dựng các chế độ kiểm tra trong Trung tâm; sử dụng phần mềm quản lý và công khai chất lượng dạy học của từng giảng viên để đảm bảo tính trung thực, chuẩn xác và minh bạch.

Để công tác chỉ đạo và quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành, Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm cần thực hiện một số việc sau:

+ Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá, đảm bảo các khâu ra đề, kiểm tra, công tác chấm bài, công tác coi thi nghiêm túc. Các tiêu chí đánh giá cần phải đảm bảo được các yêu cầu: đánh giá được toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi; phải đảm bảo độ tin cậy (có tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực

tế); đảm bảo tính khả thi; nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện học tập của sinh viên, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu môn học; phải đảm bảo u cầu phân hố; phân loại được chính xác trình độ, năng lực sinh viên, phân hố càng rộng càng tốt; phải đảm bảo giá trị, hiệu quả cao: đánh giá được, đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá sinh viên, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra. Đồng thời tất cả các nội dung đó phải được xây dựng theo hướng phát triển năng lực thực hành.

+ Xây dựng các quy định về ra đề, kiểm tra, coi thi, chấm thi: Thiết kế đề kiểm tra đánh giá việc học tập môn học của sinh viên theo hướng đổi mới trên cơ sở thiết lập ma trận hai chiều của đề, một chiều thông thường là nội dung hay mảng kiến thức cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của sinh viên, thiết kế câu hỏi bài tập theo ma trận, thiết kế đáp án, biểu điểm.

Đề kiểm tra phải đảm bảo mối quan hệ giữa tư duy trong phạm vi kiến thức, kỹ năng phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng phân môn và điều kiện thực tế, phù hợp với tỷ lệ tăng cường số câu hỏi về xử lý tình huống thực tiễn, thực hiện các động tác thực hành giảm câu hỏi phần lý thuyết. Không được ra đề tuỳ hứng hoặc đánh đố, thách thức người học vì khơng phù hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả của học tập của sinh viên. Đề kiểm tra phải đảm bảo bí mật, khoa học, phân loại các đối tượng sinh viên, có thang điểm đánh giá chuẩn.

Phải đảm bảo tổ chức coi thi, chấm bài kiểm tra nghiêm túc, khách quan, trung thực. Phải huy động đội ngũ giảng viên giỏi ra đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra dưới nhiều hình thức để giảng viên tham khảo và sử dụng. Hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt các quy chế, làm bài thi nghiêm túc, không mang tài liệu vào phòng thi, khơng quay cóp khi làm bài thi. Có kế hoạch phân loại sinh viên, trên cơ sở đó phân cơng các đồng chí giảng viên bồi dưỡng.

- Điều kiện thực hiện

+ Lãnh đạo nhà trường, trung tâm cần có kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cụ thể trong kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh.

+ Các đơn vị chức năng nhất là Phịng khảo thí cần phối hợp chặt chẽ với trung tâm trng triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)