Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc của đề tài

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

xuất

3.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm

- Mục đích khảo nghiệm:

Khảo nghiệm lại tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp mà tác giả đã đề xuất, nhằm làm cơ sở cho ứng dụng các giải pháp đó trong quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nội dung khảo nghiệm

+ Khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất.

+ Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. - Phương pháp khảo nghiệm

+ Để khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, tác giả đã

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 3

trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi của 2 chuyên gia giáo dục và 4 cán bộ quản lý giáo dục, 10 giảng viên đang giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm. Những người được trưng cầu ý kiến là những chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy, đã công tác nhiều năm trong ngành và rất quan tâm đến chất lượng dạy và học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường cao đẳng, đại học nói chung và ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, đề tài đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 : Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến

Đề tài đánh giá các biện pháp quản lí được đề xuất theo 2 tiêu chí: (i) Tính cấp thiết theo 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; (ii) Tính khả thi theo 3 mức độ: rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Câu hỏi trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng khảo sát được đưa vào chung trong Phiếu điều tra.

Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là: 2 chuyên gia giáo dục và 4 cán bộ quản lý giáo dục, 10 giảng viên đang giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm.

Bước 3: Tiến hành điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử phiếu, tổng hợp các thông tin phỏng vấn và phân tích kết quả.

Phiếu đánh giá tính cần thiết có 3 mức độ: Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1 điểm; Tính khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; không khả thi: 1 điểm

=

Trong đó:

: Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người đạt điểm ở mức

n : Số người được tham gia đánh giá

+ Khi có kết quả điều tra khảo sát, tác sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở đánh giá chính xác kết quả.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)