Nội dung quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Nội dung quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

- Quản lí mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình dạy học

Quản lí mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình dạy học là quản lí việc xác định mục tiêu dạy học và việc cụ thể hóa mục tiêu đó bằng nội dung, chương trình dạy học, cụ thể:

Quản lý quá trình xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh với yêu cầu mục tiêu phải gắn với phát

triển năng lực thực hành trong xử lý các tình huống quốc phòng và an ninh, trong thực hành các kỹ năng, kỹ xảo quân sự. Quản lý việc tuân thủ mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định của các giảng viên khi tiến hành các hoạt động dạy. Quản lý việc điều chỉnh mục tiêu trong quá trình dạy học, điều này nghĩa là mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định nhưng quá trình dạy học trong thực tiễn nếu có vấn đề gì bất cập có thể tiến hành điều chỉnh mục tiêu nhưng phải theo quy trình chặt chẽ, gắn với thực tiễn hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Quản lý nội dung chương trình dạy học

Quản lý việc cụ thể hóa mục tiêu dạy học thành nội dung chương trình dạy học phù hợp với định hướng phát triển năng lực thực hành. Quản lý giảng viên về nội dung chương trình dạy học đã được xác định. Quản lý nội dung dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm toàn bộ hệ thống kiến thức quân sự, kỹ thuật, điều lệnh, các giá trị chuẩn mực, kỹ năng, kỹ xảo, cần trang bị cho sinh viên để góp phần hình thành ở các em những phẩm chất nhân cách cần thiết. Quản lý việc điều chỉnh nội dung chương trình dạy học, điều này nghĩa là nội dung chương trình đã xác định nhưng quá trình dạy học trong thực tiễn nếu có vấn đề gì bất cập có thể tiến hành điều chỉnh nhưng phải theo quy trình chặt chẽ.

- Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch

+ Về thực hiện chương trình dạy học: Chương trình dạy học là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của Trung tâm, đồng thời nó cũng là căn cứ để giảng viên xây dựng công tác và kế hoạch giảng dạy bộ môn.

+ Quản lý hoạt động lập kế hoạch của giảng viên: Để có cơ sở cho giảng viên xây dựng kế hoạch cá nhân, hàng năm vào đầu năm học, Ban Giám đốc Trung tâm căn cứ vào nhiệm vụ năm học xây dựng kế hoạch chỉ đạo của Trung tâm là cơ sở định hướng cho kế hoạch công tác của tổ và từng giảng viên.

+ Quản lý công tác chuẩn bị giảng dạy của giảng viên: Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giảng viên có vai trò rất quan trọng, trong thực tiễn giảng dạy của Trung tâm. Thực tiễn cho thấy, giảng viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó được đồng nghiệp và học sinh, sinh viên đánh giá có chất lượng tốt.

+ Quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn: Qua điều tra bằng phiếu hỏi và trao đổi với lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm, chúng tôi được biết, do nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nề nếp lên lớp nên thời gian qua Trung tâm đã có nhiều biện pháp để quản lý chắc công việc này. Các biện pháp mà Trung tâm đã áp dụng là: xây dựng quy định ghi trong nghị quyết hội đồng khoa học về các yêu cầu thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn. Đồng thời ngay từ đầu năm học, Ban Giám đốc Trung tâm đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn, có kế hoạch phân công trực ban theo dõi nề nếp lên lớp thường xuyên. Để quản lý tốt và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nề nếp lên lớp, Trung tâm đã sử dụng thông tin theo dõi việc thực hiện nề nếp của các giảng viên trong việc đánh giá chất lượng hàng năm và xếp loại thi đua.

- Quản lý phương pháp dạy học

Với nội dung quản lý này cần tập trung vào: quản lý việc vận dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với định hướng phát triển năng lực thực hành cho người học. Quản lý việc tuân thủ các phương pháp dạy học đã xác định của các giảng viên và sinh viên. Quản lý việc điều chỉnh việc sử dụng các phương pháp dạy học trong thực tiễn dạy học của người dạy và người học.

- Quản lý kiểm tra đánh giá

Vì không thể quan sát trực tiếp được năng lực thực hành nên trong quản lý dạy học cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, nghĩa là nó đo sự thực

hiện hay thành tích của một cá nhân người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chuẩn, tiêu chí chứ không có liên hệ so sánh gì với sự thực hiện hay thành tích của người khác. Do vậy, công tác quản lý phải hướng vào thực hiện nghiêm túc các quy chế và các văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành và các cấp quản lý khác.

Trong công tác quản lý kiểm tra đánh giá cần coi trọng quản lý khâu ra đề thi bảo đảm cho đề thi bám sát mục tiêu định hướng phát triển năng lực thực hành. Cơ cấu đề thi phải hợp lý hướng vào phát triển các năng lực thực hành cho sinh viên. Công tác coi chấm thi thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế bảo đảm cho sinh viên độc lập làm bài phát huy được năng lực vốn có đúng với kỹ năng thực hành mà họ đã học tập được.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)