8. Cấu trúc của đề tài
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục
dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành
1.4.1. Tác động từ tình hình quốc tế, trong nước và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Hiện nay và trong những năm tới, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đứng trước cơ hội, thuận lợi và thách thức đan xen; tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo, can thiệp vũ trang, chiến tranh cục bộ diễn biến phức tạp, khó lường; thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới quốc phòng, an ninh của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Những thành tựu, tiến bộ vượt bậc về khoa học cơng nghệ sẽ tạo ra nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, công nghệ cao, làm xuất hiện các hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết chống phá cách mạng nước ta, với âm mưu, thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm, tinh vi, v.v. Thực tế đó vừa là khó khăn, vừa đặt ra yêu cầu cao đối với cơng tác giáo dục quốc phịng và an ninh nói chung và quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh ở các Trường Đại học theo hướng phát triển năng lực thực hành nói nói riêng.
1.4.2. Tác động từ nội dung, chương trình dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo mới giáo dục và đào tạo
Chương trình, nội dung Giáo dục quốc phịng và an ninh hiện đang thực hiện khá đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các kiến thức chính trị xã hội, quân sự, chiến tranh, an ninh mới mẻ đối với sinh viên; có lý thuyết, thực hành quân sự; có liên quan tới vũ khí, vật chất huấn luyện, học cả trong giảng đường, ngoài thao trường, bãi tập. Mặc dù, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục quốc phịng - an ninh cho tất cả các cấp học trong đó có đại học và cao đẳng (theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); đồng thời giáo trình GDQP&AN cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thống nhất cho tất cả các ngành học nhưng lại thiếu sự liên thơng với chương trình GDQP&AN cho học sinh phổ thơng có nhiều nội dung đã học ở cấp học phổ thông vẫn học lại ở cấp học đại học và cao đẳng. Từ đó, nếu khơng cẩn thận sinh viên nhận thức khá chung chung về quốc phòng - an ninh, nhất là xem các nội dung đó đã học nên khơng chú tâm vào việc rèn luyện các kỹ năng thực hành cần thiết.
Do vậy trong tổ chức và quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành cần thấy được những ưu điểm và bất cập của chương trình nội dung đã và đang thực hiện, từ đó có biện pháp tổ chức và quản lý dạy học môn học cho phù hợp.
1.4.3. Tác động từ chất lượng giảng dạy của giảng viên và hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp trong Nhà trường quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp trong Nhà trường
Đội ngũ giảng viên giảng dạy mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ln ln đóng vai trò quyết định trong đổi mới và nâng cao chất lượng môn học. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn và dài hạn tại các trường đại học và liên kết ở địa phương. Theo đó, các trường đã bước đầu tự chăm lo xây dựng đội ngũ
giáo viên trong biên chế cơ hữu và thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng với đội ngũ sĩ quan biệt phái do Bộ quốc phòng cử ra các trường đại học. Trong những năm qua đã hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy là sĩ quan biệt phái, lực lượng nòng cốt tham gia giảng dạy mơn học Giáo dục quốc phịng và an ninh và quản lý chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.
Tuy vậy, có một thực tế hiện nay, số sĩ quan biệt phái sang dạy học môn Giáo dục quốc phịng và an ninh đang có nhiều đối tượng, có đối tượng chưa qua giảng dạy ở bậc đại học, một số sĩ quan hết tuổi phục vụ quân đội tham gia thỉnh giảng; một số cán bộ giảng viên tuổi quân còn quá trẻ, vốn sống và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quân sự cịn hạn chế... Trong khi đó, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh còn thấp; cơ sở vật chất sư phạm phục vụ cho quá trình giảng dạy, nơi ở, sinh hoạt cho giảng viên và sinh viên cũng cịn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy học cũng như quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành.
1.4.4. Tác động từ cơ sở vật chất sư phạm đảm bảo cho hoạt động dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường đại học. học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường đại học.
Để hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành thì cơ sở vật chất sư phạm bảo đảm là nhân tố hết sức quan trọng. Vấn đề này, những năm qua hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên về cơ bản đáp ứng yêu cầu của môn học. Tuy nhiên, cơ sở vật chất sư phạm tại các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ môn học theo hướng phát triển năng lực thực hành cịn nhiều hạn chế, nhất là vũ khí, phương tiện kỹ thuật dạy học, thao trường, bãi tập, nơi ăn ở, v.v. Để đáp ứng yêu cầu phát triển và đặc thù môn học, cần tiếp tục quan tâm đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất sư phạm nói chung và phương tiện kỹ thuật dạy học nói riêng và các
mặt bảo đảm khác, đảm bảo cho sinh viên thực sự được trải nghiệm môi trường quân sự thực thụ. Trước mắt, cần tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định 161/QĐ-TTg, ngày 30-01-2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo”, đảm bảo nguồn ngân sách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các trung tâm; đầu tư xây dựng hệ thống đường truyền tích hợp, trường bắn ảo, thư viện điện tử và nâng cấp các phịng học chun dùng, phịng máy tính, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tác giả quan niệm quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hành là: Q trình tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến hoạt động truyền thụ và lĩnh hội tri thức và kỹ năng một cách có phương pháp theo hướng làm cho năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc của người học vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đối với dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành thực chất là dạy học hướng vào rèn luyện các năng lực thực hành kỹ năng, kỹ xảo, quân sự, an ninh trong thực tiễn sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành tập trung vào quản lý các nội dung: quản lý mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình dạy học; quản lý nội dung chương trình dạy học; quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; quản lý phương pháp dạy học; quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Quá trình quản lý chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan. Đây chính là cơ sở lý luận làm tiền đề cho tác giả khảo sát thực trạng quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành ở trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP