Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 46)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân của thành công cũng như chưa thành công trong quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng dạy và học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, bao gồm: thực trạng hoạt động dạy của giảng viên và thực trạng hoạt động học của sinh viên.

- Khảo sát thực trạng quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay gồm: Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên; thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học và quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Ngoài những phương pháp điều tra khảo sát bằng bộ phiếu hỏi là cơ sở để định lượng, tác giả còn dùng phương pháp phỏng vấn; nghiên cứu hồ sơ, tài liệu lưu trữ; quan sát hoạt động nhằm đánh giá định tính thực trạng.

- Khi có kết quả điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở đánh giá chính xác thực trạng.

2.3. Thực trạng dạy học và quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành

2.3.1. Thực trạng dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

a) Thực trạng hoạt động dạy

Hiện nay, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và Thể chất đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng cho sinh viên của Nhà Trường với số lượng khoảng 10.000 sinh viên/ một năm). Quá trình nghiên cứu tìm hiểu hoạt động dạy học tác giả đánh giá cụ thể trên các mặt sau:

- Về thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng

Qua điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy, thời gian qua, Trung tâm thực hiện đúng quy chế, quy định tổ chức dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng về cơng tác giáo dục quốc phịng cho sinh viên các Trường Đại học.

Thời gian vừa qua Trung tâm luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng cả về số lượng và chất lượng. Chủ động, tích cực đưa giảng viên đi đào tạo sau đại học, hiện nay đội ngũ cán bộ giảng viên Trung tâm có 39 viên chức trong đó có 14 trình độ thạc sĩ, 01 giảng viên giáo dục quốc phòng đang học thạc sĩ cịn lại đều có bằng cử nhân chun ngành. Trung tâm thường xuyên quan tâm bồi dường trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên Trung tâm.

Cơng tác bố trí, sắp xếp thời gian học tập mơn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên theo từng đợt hợp lý, tránh chồng chéo ảnh hưởng đến kế hoạch chung nhà Trường. Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy học môn học cho sinh viên chặt chẽ, bảo đảm đúng số lớp, số lượng sinh viên/lớp học lý thuyết thực hành. Công tác điều hành hoạt động đào tạo được thực hiện nghiêm túc. Duy trì tốt nề nếp chế độ sinh hoạt học tập của sinh viên, chống các biểu hiện tiêu cực trong thi cử, chống tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh trật tự, an tồn xã hội nơi trung tâm đứng chân.

Ln bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ dạy và học môn Giáo dục quốc phịng và an ninh trong Nhà trường. Cơng tác đầu tư hệ thống cơ sở vật chất sư phạm

nói chung và phương tiện kỹ thuật dạy học nói riêng, nhất là cơ sở vật chất sư phạm chuyên dùng cho mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh được quan tâm đúng mức.

- Về dạy và học mơn giáo dục quốc phịng và an ninh.

Qua khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi nhận thấy, thời gian qua việc tổ chức dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh cho sinh viên được Trung tâm và Nhà trường quan tâm đúng mức và đạt được chất lượng hiệu quả tương đối tốt, cụ thể:

+ Mặc dù lưu lượng sinh viên hàng năm tương đối đông, số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên còn mỏng nhưng cách thức tổ chức sắp xếp thời khóa biểu dạy học cơ bản hợp lý, hoạt động điều hành thực hiện thời khóa biểu phù hợp, không xảy ra trùng giảng đường thao trường, bãi tập.

+ Nhận thức rõ đổi mới phương pháp giảng dạy, có tính quyết định đến chất lượng dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh. Lãnh đạo, chỉ huy Nhà trường, Trung tâm chú trọng chỉ đạo hoạt động đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo hướng đề cao tự học của sinh viên, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học nhằm hạn chế dạy học nặng về lý thuyết, tăng khả năng thực hành cho người học, cụ thể:

Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chương trình quy định, xác định mục tiêu cần đạt được cho từng học phần, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian, bảo đảm cơ sở vật chất, học liệu.

Đổi mới phương pháp truyền đạt nội dung mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh để sinh viên có hướng nghiên cứu, làm bài tập và vận dụng thành thạo các kỹ năng thực hành.

Đổi mới phương pháp giảng dạy mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh bám sát trên cơ sở chương trình quy định. Trung tâm đã nghiên cứu kết cấu từng phần học theo hướng tăng thời gian đọc sách, tự nghiên cứu, thảo luận, xêmina của sinh viên; gắn lý thuyết với thực hành, đưa người học đến

gần hơn với thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phịng và an ninh. Để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của người học về mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh, trong tổ chức dạy học, chú trọng các hình thức dạy học đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của hoạt động nhận thức; thông qua tự lực, tự giác của bản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Qua phiếu khảo sát cho thấy 26/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 59/100 sinh viên đánh giá hình thức tự học được sử dụng rất thường xuyên. Đối với việc sử dụng phương pháp dạy học phiếu khảo sát của giảng viên và sinh viên cũng cho thấy xu hướng các giảng viên đã chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

+ Hạn chế ở nội dung này là: Hình thức thảo luận cịn ít được sử dụng, tham quan hoạt động của các đơn vị Quân đội và Công an chưa được áp dụng. Phiếu khảo sát giảng viên và sinh viên cho thấy: 16/39 giảng viên và 45/100 sinh viên đánh giá thảo luận không thường xuyên được sử dụng. Bên cạnh đó, kết quả phiếu điều tra giảng viên và sinh viên cho thấy cho thấy trong dạy học cả phần lý thuyết và thực hành hầu như giảng viên ít sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại.

Bảng 2. 1. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh

Thứ tự Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên

1 Lên lớp theo bài giảng

2 Tự học 26/39

=66,7%

10/39

=25,6% 3/39 =7,7% 3,59

3 Thảo luận 23/39 =59% 16/39 =41% 2,51

4 Tham quan hoạt động của các

Bảng 2. 2. Kết quả khảo sát sinh viên về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức dạy học mơn giáo dục quốc phòng và an ninh

Thứ tự

Nội dung Mức độ thực hiện

Điểm TB Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên

1 Lên lớp theo bài giảng 100/100=

100% 4,0

2 Tự học 59/100= 59% 32/100= 32% 9/100= 9%

3,50

3 Thảo luận 55/100= 55% 45/100= 45% 2,55

4

Tham quan hoạt động của các đơn vị Quân đội và Công an

100/100= 100% 1,35

- Thực trạng học tập và kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên.

+ Đối với công tác tổ chức học tập: Qua điều tra, chúng tôi được biết, để

quản lý hoạt động học tập và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, Nhà trường, Trung tâm đã đề ra một hệ thống các biện pháp tương đối đồng bộ.

Trung tâm đã quan tâm tới việc giáo dục, động cơ thái độ học tập quan tâm giáo dục phương pháp học tập cho sinh viên, đặc biệt chú trọng sinh viên tự học tự nghiên cứu. Có 39/39 cán bộ quản lý, giảng viên, 73/100 ý kiến sinh viên được hỏi cho rằng, Trung tâm thường xuyên tiến hành giáo dục ý thức động cơ và thái độ học tập cho sinh viên.

Để có cơ sở quản lý và đánh giá kết quả học tập, Trung tâm đã cụ thể hoá quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua nội quy được xây dựng cụ thể về nề nếp trên lớp, tự học của sinh viên và các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập. Có 39/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 100/100 sinh viên được hỏi khẳng định, Trung tâm đã xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của sinh viên. Có 35/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 77/100 sinh

viên được hỏi khẳng định, Trung tâm đã xây dựng quy định về nề nếp tự học của sinh viên.

Nhà trường, Trung tâm cũng coi trọng các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về nề nếp học tập, tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ nề nếp học tập trên lớp, chỉ đạo các giảng viên, cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở sinh viên thực hiện nề nếp tự học. Qua tìm hiểu, hầu hết ý kiến đều khẳng định, Trung tâm đã thường xuyên tiến hành tổ chức trực ban theo dõi việc thực hiện nề nếp ra vào lớp của sinh viên; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giám sát nề nếp tự học của sinh viên; kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản quản lý nề nếp của sinh viên; khen thưởng kịp thời sinh viên thực hiện tốt nề nếp học tập và kỷ luật sinh viên vi phạm nề nếp chế độ học tập.

+ Đối với kết quả học tập: Qua thống kê số liệu kết quả học tập trong những năm gần đây cho thấy chất lượng học tập năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ khá giỏi phù hợp với mục tiêu chuẩn đầu ra của môn học đã xác định. Đối với phiếu khảo sát về nhận định chất dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường có 30/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 72/100 sinh viên đánh giá từ đáp ứng khá mục tiêu trở lên.

+ Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong quản lý hoạt động học tập và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Trung tâm vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như: các biện pháp quản lý vẫn cịn nặng nề về biện pháp hành chính, có lúc cịn chưa linh hoạt dẫn tới tạo tâm lý khó chịu cho sinh viên mới nhập học.

Trung tâm đã đề ra biện pháp xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhưng hiệu quả của cơng tác chỉ đạo chưa cao. Có 5/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 22/100 sinh viên được hỏi cho rằng, việc xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức kiểm tra và thi hết học phần còn chậm và hiệu quả chưa cao nên đánh giá ở mức trung bình; cơng tác kiểm tra việc chấm bài thi học hết học phần của các giáo viên có

lúc thực hiện chưa tốt nên có 7/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 27/100 sinh viên được hỏi đánh giá ở mức trung bình; Việc phân tích kết quả học tập của sinh viên cịn nhiều thiếu sót và bất cập nên có 3/39 cán bộ quản lý, giảng viên và 17/100 sinh viên đánh giá ở mức trung bình.

Đây là hạn chế rất lớn, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì yêu cầu đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là rất cần thiết, hình thức kiểm tra, đánh giá chi phối rất lớn tới hoạt động học và dạy vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy không thể thực hiện tốt được khi hoạt động kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới.

Bảng 2. 3. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên về mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường

Thứ tự Nội dung Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm TB Khơng Tốt Khá Trung bình Khơng Tốt 1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả 39/39 =100% 9/39 =23,1 % 25/39 =64% 5/39 =12,9 % 3,1 2

Kiểm tra đánh giá thông qua chấm bài thi, kiểm tra các học phần 39/39 =100% 8/39 =20,5 % 24/39 =61,6 % 7/39 =17,9 % 3,02

3 Đánh giá thơng qua phân tích kết quả học tập của sinh viên

39/39 =100% 11/39 =28,3 % 25/39 =64% 3/39 =7,7% 3,2 4

Đánh giá thông qua kiểm tra hệ thống kế hoạch, sổ sách, hồ sơ giảng dạy 39/39 =100% 9/39 =23,1 % 25/39 =64% 5/39 =12,9 % 3,1

5 Đánh giá thông qua dự giờ giảng viên 39/39 =100% 9/39 =23,1 % 25/39 =64% 5/39 =12,9 % 3,1

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát sinh viên về mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường

Thứ tự Nội dung Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm TB Khơng Tốt Khá Trung bình Khơng tốt 1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả

100/100= 100% 22/100 = 22% 56/100 = 56% 22/100 = 22% 3,0 2

Kiểm tra đánh giá thông qua chấm bài thi, kiểm tra các học phần 100/100= 100% 11/100 = 11% 62/100 = 62% 27/100 = 27% 2,84 3

Đánh giá thông qua phân tích kết quả học tập của sinh viên 100/100= 100% 18/100 = 18% 65/100 = 65% 17/100 = 17% 3,01 4 Đánh giá thông qua dự giờ

giảng viên 100/100= 100% 20/100 = 20% 63/100 = 63% 17/100 = 17% 3,03

2.3.2. Thực trạng quản lý dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh ở Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng ninh ở Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành

a) Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên

Thông qua kết quả điều tra về nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và Thể chất cho thấy, đại đa số cán bộ quản lý đều nhận thức được nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực thực hành; cơ bản nhận thức chính xác các năng lực thực hành cần thiết trong dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh; đặc biệt, đại đa số cho rằng trong dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành cần phải quản lý một cách khoa học và chặt chẽ và xác định được trách nhiệm quản lý thuộc về trách nhiệm của mọi cán bộ quản lý, giảng viên sinh viên và các tổ chức trong Nhà trường; đa số các ý kiến cũng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực thực hành (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)