8. Cấu trúc của đề tài
3.2. Biện pháp quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an nin hở
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục
dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành
- Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hướng vào phát triển năng lực thực hành trong dạy học môn Giáo dục quốc phịng và an ninh. Vì: giảng viên và sinh viên là lực lượng quyết định thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng dạy học. Vì vậy, để chuyển dạy học mơn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành thì nhất thiết phải thay đổi cách truyền thụ và lĩnh hội kiến thức.
- Nội dung, cách thức thực hiện
Nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, tạo động lực cho người dạy và người học để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và nâng cao chất lượng dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh.
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học nhằm tạo thuận lợi cho phát triển năng lực thực hành. Qua đó, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ nghiệp vụ chun mơn vững vàng, giàu lịng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện mục tiêu kế hoạch dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của lớp học và môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho sinh viên.
Trong xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học, từng học kỳ, từng tháng cần xác định rõ nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chuyên đề phương pháp dạy học từng tháng, thi giảng viên dạy giỏi để nâng cao trình
độ cho giảng viên và phát huy năng lực tư duy sáng tạo trong học tập cho sinh viên. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên phải được triển khai thành nội dung chính trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn thường kỳ hàng tháng của tổ chuyên môn. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên phải được thể chế hoá bằng các nội dung cụ thể:
Đăng kí soạn giáo án điện tử. Đăng kí hội giảng hoặc thi giảng viên dạy giỏi; Dự đầy đủ các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do Trung tâm hoặc các cơ sở giáo dục tổ chức nhưng mời chuyên gia tham gia; kiểm tra hồ sơ giảng viên mỗi tháng một lần, có xếp loại để đánh giá thi đua trong giảng viên; dự giờ báo trước cho giảng viên hoặc dự đột xuất; tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia, chuyên viên về giảng dạy, phổ biến kinh nghiệm hoặc nói chuyện chuyên đề,...
Để tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho giảng viên có hiệu quả, hiệu trưởng phải tiến hành phân loại, đánh giá đội ngũ giáo viên hàng năm theo mức độ (xuất sắc, khá, trung bình, kém) để từ đó xác định u cầu, nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giảng viên.
Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm phải chỉ đạo thống nhất các Tổ chuyên môn về các nội dung sinh hoạt. Duy trì dự giờ, hội giảng, dự chuyên đề bồi dưỡng tay nghề và năng lực sư phạm cho giảng viên. Qua đó góp ý về những mặt yếu của giảng viên qua trao đổi về nội dung, kiến thức, phương pháp giáo dục, năng lực tổ chức, điều khiển, quản lý một giờ dạy để nâng cao trình độ cho giảng viên.
Đối với giảng viên, ngồi chương trình bồi dưỡng chung do Trung tâm tổ chức phải có kế hoạch tự bồi dưỡng riêng để nâng cao về trình độ chun mơn nghiệp vụ, cụ thể: Ln ln có phong cách tự rèn luyện để nâng cao trình độ cho bản thân thông qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, qua dự chuyên đề, qua hội giảng của Trung tâm, qua học hỏi trong sách vở, tài liệu; đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm hoặc các cơ
sở giáo dục tổ chức, học các lớp tại chức, chuyên tu...; tự soạn giáo án điện tử, học thêm về công nghệ thông tin, tự làm thêm các đồ dùng dạy học.
Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, nhiệm vụ trọng yếu trong dạy và học là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nghĩa là đổi mới cách thức, con đường để thực hiện việc dạy học. Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm phải quan tâm, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học.
Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất cho đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức bồi dưỡng giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học tích cực, thống nhất sử dụng các phương pháp gợi mở, thảo luận, nêu vấn đề tự nghiên cứu thực hành để học sinh tranh luận, đề xuất giải quyết, tìm cách khám phá giải quyết vấn đề. Tổ chức dự giờ chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hội thảo theo từng bài giảng. Từ đó rút kinh nghiệm tìm ra những biện pháp tối ưu sử dụng cho từng kiểu bài.
Tổ chức cho giảng viên tham gia cuộc thi giảng viên dạy giỏi ở các cấp nhằm tạo ra sự thi đua về chuyên môn, về phương pháp dạy học và xử lý tình huống trong dạy học là diễn đàn nâng cao chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh toàn diện của người giảng viên.
Tổ chức cho giảng viên sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, lên lịch xếp phòng tập sử dụng đồ dùng dạy học. Bởi vì đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy học trong Trung tâm. Ban Giám đốc Trung tâm cần có các biện pháp nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên có thói quen sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ và sử dụng có hiệu quả, nhất là biết sử dụng các phương tiện đồ dùng dạy học hiện đại.
Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên làm quen với các hình thức tổ chức dạy học, biết phát huy tính tích cực và tạo điều kiện thực hiện cho người học tham quan thực địa, thực hành theo nhóm trên lớp trên thao trường, bãi
tập. Tổ chức học ngoại ngữ, học vi tính để nâng cao trình độ cho giảng viên hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học.
Tận dụng tối đa các phương tiện trang bị hiện có của Trung tâm để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở đó thống kê các đồ dùng cần mua thêm như máy tính, máy chiếu... về điều kiện cơ sở vật chất sư phạm để có kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Mặt khác Ban chỉ đạo phải thường xuyên tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm, bổ sung thực hiện Đề án đổi mới phương pháp dạy học.
Nếu giảng viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học mà sinh viên không đổi mới phương pháp học tập thì dạy học cũng khơng đạt hiệu quả đích thực. Chính vì vậy, người dạy cần hình thành cho người học phương pháp tự học, tăng cường hoạt động tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng thi thức vào cuộc sống, như: hướng dẫn người học tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế vượt qua thử thách, rèn luyện khả năng tự học,...
Chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy theo tinh thần đổi mới ở tất cả các học phần của môn học, ở tất cả các giảng viên, gây khí thế thi đua trong tập thể giáo viên và sinh viên, theo dõi, động viên kịp thời thúc đẩy hoạt động.
Coi trọng tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng những giảng viên tiên phong trong đổi mới phương pháp dạy học, động viên giảng viên viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm với cá nhân và tập thể, rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai cho những giai đoạn tiếp theo.
- Điều kiện thực hiện
+ Lãnh đạo nhà trường, trung tâm cần quan tâm sâu sát đến công tác đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học tập của sinh viên, từ đó có sự chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát đối với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
+ Trung tâm, Bộ môn cần quan tâm và kiểm tra thường xuyên hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở đơn vị mình.