8. Cấu trúc của đề tài
1.4.3. Tác động từ chất lượng giảng dạy của giảng viên và hoạt động
quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp trong Nhà trường
Đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh luôn luôn đóng vai trò quyết định trong đổi mới và nâng cao chất lượng môn học. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn và dài hạn tại các trường đại học và liên kết ở địa phương. Theo đó, các trường đã bước đầu tự chăm lo xây dựng đội ngũ
giáo viên trong biên chế cơ hữu và thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng với đội ngũ sĩ quan biệt phái do Bộ quốc phòng cử ra các trường đại học. Trong những năm qua đã hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy là sĩ quan biệt phái, lực lượng nòng cốt tham gia giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh và quản lý chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.
Tuy vậy, có một thực tế hiện nay, số sĩ quan biệt phái sang dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh đang có nhiều đối tượng, có đối tượng chưa qua giảng dạy ở bậc đại học, một số sĩ quan hết tuổi phục vụ quân đội tham gia thỉnh giảng; một số cán bộ giảng viên tuổi quân còn quá trẻ, vốn sống và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quân sự còn hạn chế... Trong khi đó, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh còn thấp; cơ sở vật chất sư phạm phục vụ cho quá trình giảng dạy, nơi ở, sinh hoạt cho giảng viên và sinh viên cũng còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học cũng như quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh theo hướng phát triển năng lực thực hành.
1.4.4. Tác động từ cơ sở vật chất sư phạm đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường đại học.