KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
4.1.3. Các đóng góp của luận văn
Kết quả của phân tích mô hình trong nghiên cứu cho thấy rằng các thang đo lường trong nghiên cứu cần phải được đánh giá giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường. Nếu không thực hiện việc đánh giá thang đo và không thực hiện một cách khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ không có sức thuyết phục cao và ý nghĩa trong thống kê.
Kết quả kiểm định mô hình cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết cũng như việc chấp nhận các lý thuyết đã đề ra trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Đây chính là những căn cứ để xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của khách hàng.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ nói chung, dịch vụ cho vay của ngân hàng
nói riêng và sự hài lòng của khách hàng thông qua việc bổ sung vào đó một hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Các nhà nghiên cứu có thể xem mô hình này như là một mô hình tham khảo cho các nghiên cứu khác và tại các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu đo lường một khái niệm tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát sẽ làm tăng độ giá trị và độ tin cậy của thang đo lường. Các biến quan sát trong thang đo này có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng ngân hàng và từng thành phần cụ thể. Lý do là mỗi ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng đều có những đặc thù riêng của nó.