Tuần tổ chức học nghiệp vụ tại cơ quan để phổ biến, cập nhật các văn bản nghiệp vụ mới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 27 - 29)

- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng

tuần tổ chức học nghiệp vụ tại cơ quan để phổ biến, cập nhật các văn bản nghiệp vụ mới.

nghiệp vụ mới.

1.5.2. Kinh nghiệm của NHCSXH chi nhánh tỉnh KonTum

Để hạn chế rủi ro tín dụng, NHCSXH phải thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ xin vay của khách hàng nhằm chọn ra hồ sơ có độ an toàn cao. Thẩm định hồ sơ cho vay có ý nghĩa quan trọng, được coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất cho quá trình đầu tư tín dụng, qua thẩm định có thể đánh giá chính xác về sự cần thiết, tính khả thi của dự án và hiệu quả của nó, nhờ đó có biện pháp để quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng.

Cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án cần nắm vững các quy định của Nhà nước và của NHCSXH liên quan đến việc cho vay; Nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng; nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng liên quan đến lĩnh vực tín dụng; nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung của dự án và tình hình khách hàng vay vốn.

Tích cực và đa dạng biện pháp xử lý nợ xấu của NHCSXH. Việc xử lý nợ xấu của NHCSXH là vấn đề nan giải vì vậy cần đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu, như phối hợp với chính quyền địa phương, các hội đoàn thể, Trưởng thôn và ban quản lý Tổ TK&VV để đôn đốc thu hồi nợ.

Nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ xấu: Phát hiện sớm nợ xấu và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp thu hồi nợ trực tiếp. Đối với NHCSXH, việc nhận dạng sớm nợ xấu và áp dụng các biện pháp phù hợp để đôn đốc khách hàng trực tiếp trả nợ vay là rất cần thiết. NHCSXH cần nắm rõ thực trạng và tính chất, nguồn gốc phát sinh các khoản nợ xấu và phân loại nợ xấu dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và nghiệp vụ ngân hàng để có phương án xử lý kịp thời.

Chấp hành và tuân thủ nghiêm túc các quy trình cho vay; sự phối hợp giữa ngân hàng và cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác trong thực hiện cho vay và thu hồi nợ.

Khối lượng công việc lớn do số lượng khoản vay tương đối lớn, nên cán bộ tín dụng không còn thời gian để đảm bảo thực hiện đầy đủ các khâu kiểm tra kiểm soát, đôn đốc khoản vay cũng như giám sát các hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể được uỷ thác.

Công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ ngân hàng chưa đồng bộ, chưa có kinh nghiệm trong xử lý các nghiệp vụ vướng mắc phát sinh. Cần quan tâm tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, cán bộ Hội đoàn thể và Tổ TK&VV đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nghiệp vụ.

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin ở các tổ chức hội và Tổ TK&VV nhằm kịp thời nắm bắt thông tin,…

Công tác kiểm tra kiểm soát của NHCSXH các cấp còn hạn chế. Công tác xử lý nợxấu còn nhiều hạn chế, mang tính nội bộ, chủ quan, chưa có sự kết nối với cơ quan chính quyền khác, chưa chuyên nghiệp.

1.5.3. Bài học cho NHCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

Việc quản lý rủi ro tín dụng đặc biệt tín dụng chính sách xã hội phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau, qua kinh nghiệm của các Chi nhánh NHCSXH , một số bài học rút ra cho NHCSXH chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi như sau:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức của NHCSXH. Đề xuất việc tổ chức tách bạch giữa các khâu trong quy trình tín dụng, đảm bảo quy trình tín dụng có sự khách quan cao, nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ xấu, giảm thiểu rủi ro tín dung; đặc biệt có bộ phận chuyên về công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh cấp tỉnh để tăng cường công tác kiểm soát rủi ro.

- Sự chủ động trong áp dụng giải pháp, kiên trì trong tổ chức thực hiện gắn với phân công rõ trách nhiệm cá nhân là nhân tố đặc biệt quan trọng để công tác xử lý, thu hồi nợ đạt kết quả. Cần nâng cao trách nhiệm của mạng lưới nhận ủy thác, mạng lưới Tổ TK&VV nhằm kiểm soát chặt chẽ việc bình xét đối tượng, đảm bảo nguồn vốn đúng đối tượng, phát hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

- Xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro là công việc không dễ dàng, nhưng thực tế cho thấy đơn vị nào chủ động, kiên trì triển khai quyết liệt các giải pháp xử

lý nợ gắn với việc phân công rõ ràng cho từng cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm xử lý với từng khoản nợ, từng khách hàng, nhóm khách hàng; Đánh giá kết quả và điều chỉnh giải pháp phù hợp với diễn biến trong quá trình xử lý nợ, thì sẽ tạo được lòng tin cho cán bộ, khẳng định vị thế của ngân hàng và từng bước đạt kết quả thu được nợ trong thực tế cao hơn;

- Tranh thủ sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư sản xuất phát triển kinh tế theo hướng vào một đầu mối duy nhất là NHCSXH, tránh phân tán nguồn vốn như trước đây.

- Kiên quyết xử lý nợ nhưng cũng cần áp dụng các giải pháp chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng vay và người có liên quan để tạo động lực giúp khách hàng tích cực trả nợ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w