- Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn:
TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện quy trình tín dụng
Để tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả, từ đó góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần phải đưa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và phương án sản xuất của hộ vay đồng thời tạo điều kiện cho hộ vay trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho hộ gia đình vay vốn.
- Tiếp tục cải tiến phương thức, thủ tục cho vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ được vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác, khắc phục tình trạng cho vay có tính “cào bằng”, thời hạn cho vay không phù hợp với
khả năng trả nợ cho người vay. Cụ thể là:
+ Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với nhu cầu vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng hoàn trả của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân. Ví dụ: đối với hộ chăn nuôi gia súc, cây trồng công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp thì tăng thời hạn cho vay đến 7 năm.
+ Việc xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phải phù hợp với mùa vụ và thu nhập của hộ vay.
- Cần có giải pháp tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã trong việc tham gia bình xét đối tượng vay vốn, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quá, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nhất là tránh trường hợp vay ké, vay dùm…
- Tăng cường vai trò Cấp Ủy chi bộ, trưởng thôn trong quá trình tham gia giám sát việc bình xét đối tượng vay vốn trước khi vay, đảm bảo sự khách quan, công bằng, giám sát chặt chẽ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách.