- Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn:
TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Con người đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, đó là nhân tố có thể làm hạn chế rủi ro tín dụng nhưng mặt khác cũng chính là nhân tố làm cho rủi ro tín dụng tăng lên, điều đó phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất đạo đức của từng người. Vì thế nhằm phát huy yếu tố con người trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các năm vừa qua ngân hàng đã tổ chức cho cán bộ tín dụng có thể học hỏi nâng cao trình độ kiến thức của mình bằng việc gửi cán bộ tham gia công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các quy định của chính phủ.
Đội ngũ lãnh đạo các cấp
Đây là bộ phận quan trọng vạch ra các hướng phát triển cho ngân hàng, với ưu điểm là có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, có cái nhìn nhạy bén và quyết đoán trong công việc. Tuy nhiên với mục tiêu là định hướng phát triển lâu dài cần thực hiện đào tạo lại, đào tạo nâng cao để trở thành các nhà quản trị ngân hàng hiện đại, đồng thời cần thực hiện đổi mới tư duy là nhà quản trị điều hành ngân hàng, không phải là nhà quản lý tài chính.
Bên cạnh đó thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển cán bộ các cấp dưới theo hướng: giỏi một việc biết nhiều việc, tăng thêm lòng yêu ngành, yêu nghề của cán bộ bằng nhiều chính sách hợp lý, hiệu quả; tránh tâm lý trông chờ ỷ lại. Có chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng, nhân tài từ các Trường Đại học, nhất là các cán bộ có trình độ khá giỏi, nhiều kinh nghiệm trong ngành ngân hàng.
Cán bộ tác nghiệp
Để có thể làm tốt công tác tín dụng đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì thế đối với mỗi cán bộ tín dụng luôn luôn phải tự nâng cao trình độ (nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng máy tính, phương tiện truyền thông)
bằng nhiều hình thức khác nhau; không ngừng trau dồi rèn luyện đạo đức, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, xử lý công việc của một cán bộ Ngân hàng hiện đại. Chủ động trong tư duy tham mưu cho lãnh đạo, trong xử lý tác nghiệp; năng động, sáng tạo, tận tâm với công việc, không quản ngại khó khăn, trở ngại với lòng nhiệt tình, trí tuệ cao của một cán bộ Ngân hàng hiện đại. Cụ thể, đối với NHCSXH thì cán bộ tác nghiệp cần phải đạt được những yêu cầu sau:
Về phẩm chất đạo đức và lề lối làm việc
- Trước hết, người cán bộ NHCSXH phải hiểu được bản chất của NHCSXH là phục vụ, không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vì vậy cán bộ vào làm việc tại NHCSXH phải xác định tư tưởng yên tâm công tác, chấp nhận hy sinh cá nhân, chịu đựng vất vả, phải nhiệt tình, toàn tâm, toàn ý trong công việc, tinh thần trách nhiệm cao.
- Cán bộ NHCSXH phải chấp hành sự phân công của Thủ trưởng cơ quan, không được đòi hỏi chọn việc, chọn nghề, chọn địa điểm công tác.
- Cán bộ NHCSXH phải chấp hành nội quy lao động của cơ quan như: đi làm đúng giờ, ăn mặc đúng quy định, bảo đảm lịch sự, lễ phép, không làm việc riêng trong giờ làm việc, không sử dụng điện thoại, máy tính của cơ quan vào việc riêng, thực hành tiết kiệm điện, nước và các đồ dùng, trang bị khác, giữ gìn vệ sinh chung trong cơ quan.
- Khi giao dịch với khách hàng ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, nhất là ở những nơi tập thể, công cộng; cán bộ NHCSXH phải lịch sự, lễ phép, đúng mực, không để người khác đánh giá không tốt về cán bộ NHCSXH.
- Cán bộ NHCSXH phải hiểu biết về chính sách và làm việc đúng chế độ chính sách, trung thực, không được lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm lợi cho mình và người thân. Có kỹ năng nghề nghiệp, nếu chưa hiểu về chế độ, chính sách phải xin được hướng dẫn, không được tự ý làm tuỳ tiện dẫn đến vô tình hoặc cố tình làm mất tài sản của Nhà nước.
- Cán bộ NHCSXH phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao hiểu biết, nhận thức, tiếp cận kịp thời công nghệ mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về kỹ năng cần thiết của cán bộ tín dụng NHCSXH:
Do đặc thù của hệ thống, với số lượng cán bộ ít, tổ chức giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã nên cán bộ NHCSXH phải giỏi một việc, biết làm nhiều việc. Riêng đối với cán bộ tín dụng thì đòi hỏi phải thành thạo nhiều việc thì mới có thể hoàn thành công việc. Những kỹ năng cần thiết của một cán bộ tín dụng NHCSXH:
Một là: Biết thực hiện nghiệp vụ tín dụng như cán bộ tín dụng của các ngân hàng khác.
Hai là: Biết thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay, hoạt động tiền gửi, thu chi khi tham gia Tổ giao dịch lưu động tại xã (Giám đốc Phòng giao dịch có thể phân công 01 cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ kế toán khi đi giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã).
Ba là: Biết nghiệp vụ tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word, Excel), biết thao tác thành thạo phần mềm kế toán, phần mềm giao dịch xã trên máy tính xách tay khi đi giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã.
Bốn là: Biết thực hiện nghiệp vụ về ngân quỹ. Mô hình tổ giao dịch lưu động tại xã hiện nay có 2 - 3 cán bộ: cán bộ tín dụng làm Tổ trưởng, giao dịch viên....
Năm là: Biết lái xe, hoạt động giao dịch của NHCSXH phần lớn tại xã, phương tiện đi giao dịch là oto, tuy nhiên điều kiện biên chế hiện nay chưa cho phép các NHCSXH cấp huyện có biên chế lái xe, vì vậy cán bộ nghiệp vụ (cơ bản tín dụng) sẽ kiêm công tác lái xe đi giao dịch xã.
Sáu là: Có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), tiểu thủ công nghiệp, quản lý kinh tế, để tập huấn, hướng dẫn giúp cho người vay lập thủ tục vay vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả.
Bảy là: Có kỹ năng giao tiếp, vì phải làm việc thường xuyên với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã và với khách hàng.
Tám là: Biết làm công tác dân vận để tuyên truyền, tập huấn, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi của NHCSXH, phổ biến cho khách hàng và các đối tượng có liên quan (cán bộ xã, cán bộ Hội, Đoàn thể) về cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác của NHCSXH.
Chín là: Biết thực hiện công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn người khác làm công tác kiểm tra, giám sát: phương thức cho vay của NHCSXH là uỷ thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội để tăng cường công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho vay từ bình xét - giải ngân - thu nợ - thu lãi - xử lý nợ.
Qua thực tế công tác và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, từ đó người quản lý sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người.