Tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 54 - 55)

xấu/tổng dư nợ, trong đó: 0,4 0,4 0,3 -0,01 -3,39 -0,07 -18,0 Nợ quá hạn/dư nợ 0,26 0,27 0,24 0,01 5,07 -0,03 -12,0 Nợ khoanh/dư nợ 0,15 0,13 0,09 -0,03 -17,38 -0,04 -30,7

Nguồn: Ngân hàng CSXH Quảng Ngãi

- Tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng:

Tổng nợ quá hạn các chương trình tín dụng đến cuối năm 2019: 8.032 triệu đồng, chiếm 0,24%/tổng dư nợ, tăng 650 triệu đồng so năm 2017 (giảm 0,02%), các chương trình tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn lớn, như:

+ Chương trình cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg: 50 triệu đồng, chiếm 3,81%/ dư nợ chương trình, đây là chương trình có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất (tuy số tuyệt đối thấp), nguyên nhân: Đối tượng vay vốn chương trình này hầu hết là dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu của Người sử dụng lao động tại nước ngoài, nên thưởng bỏ trốn, vi phạm pháp luật về nước trước hạn… không có khác năng trả nợ, không đủ điều kiện xử lý rủi ro…

+ Chương trình cho vay học sinh sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ- TTg: 1.256 triệu đồng, chiếm 1,14%/ dư nợ chương trình, đây là chương trình có tỷ lệ nợ quá hạn cao thứ nhì, nguyên nhân: Học sinh sinh viên vay vốn đã đến hạn nhưng chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp hoặc bỏ học, ra trường không xác định được nơi làm việc, khó khăn trong việc đôn đốc thu hồi…

+ Chương trình cho vay hộ nghèo: 2.888 triệu đồng, chiếm 0,52%/dư nợ chương trình, đây là chương trình có tỷ lệ nợ quá hạn cao thứ ba (số tuyệt đối cao nhât), nguyên nhân: Đây là chương trình có dư nợ cao thứ nhì trong tổng số các chương trình, nhưng là chương trình nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp (Ngân hàng Người nghèo), vì vậy số lượng món vay thuộc diện khó thu hồi rất lớn, nhiều trường hợp không đủ điều kiện xử lý nợ rủi ro theo quy định, hơn nữa đối tượng hộ nghèo có điều kiện kinh tế rất khó khăn…

Qua phân tích cho thấy một số chương trình không có nợ quá hạn như: Cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ nghèo xây dựng nhà tránh lũ, cho vay dân tộc thiểu số theo Quyết định 2085/QĐ-TTg: Đây là những chương trình mới triển khai thực hiện, chưa đến hạn; Các chương trình có nợ quá hạn thấp như: Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cho vay trồng rừng (Dự án WB3): các chương trình này đối tượng vay vốn không thuộc diện hộ nghèo, có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn và khả năng trả nợ rất cao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w