- Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn:
TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.2. Nâng cao hoạt động quản lý, theo dõi nợ vay
Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện cần thiết, tuy nhiên sau khi phát tiền vay ngân hàng cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán, sau đó rút tiền mặt để chi tiêu không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng. Vì thế tăng cường công tác quản lý, theo dõi nợ vay là công việc cần thiết và yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng cần phải nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ vay thông qua các biện pháp sau:
- Cán bộ tín dụng phải tăng cường kiểm tra đột xuất, điển hình thực tế tình hình sử dụng khoản nợ vay; đồng thời thực hiện lập, lưu trữ và khai thác các dữ liệu liên quan đến các khoản nợ vay như thông tin về khách hàng, dự án, tài sản bảo đảm tiền vay, cập nhập đầy đủ, kịp thời thông tin số điện thoại khách hàng, nhằm tăng cường công tác đối chiếu, kiểm tra thông tin, liên lạc qua điện thoại, nhằm giảm thiểu thời gian đối chiếu thực tế của cán bộ tín dụng. Việc lập dữ liệu này phải được
thực hiện đối với mọi khách hàng từ khi thẩm định hồ sơ đến trong quá trình sử dụng khoản nợ vay và xử lý khoản nợ vay. Trên cơ sở đó có những đánh giá chính xác về tình hình sử dụng vốn vay, về tài sản bảo đảm để kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Nâng cao vai trò, chức năng của hội đoàn thể nhận ủy thác, hướng dẫn chỉ đạo hội cấp xã thực hiện kiểm tra 100% món vay sau giải ngân 30 ngày một cách triệt để, nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích để chấn chỉnh, thu hồi nợ.