Tình hình lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ngã

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34 - 37)

- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃ

2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ngã

Tình hình lao động qua 3 năm (2017-2019) của ngân hàng tương đối ổn định: Năm 2017, số lao động của ngân hàng 170 lao động, năm 2018, số lao động của ngân hàng chỉ còn 168 lao động, giảm 02 người, tương ứng giảm 1,2 % so với năm 2017; năm 2019, số lao động của ngân hàng 174 lao động, tăng 06 người, tương ứng tăng 3,6% so với năm 2018

Nhìn tổng thể, 3 năm từ 2017-2019, tình hình cán bộ chi nhánh tương đối ổn định, không biến động nhiều, qua đó cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ đã dần tăng lên đáng kể, quy mô hoạt động (số lượng các chương trình tín dụng, dư nợ, doanh số và các nghiệp vụ khác) ngày càng tăng, nhưng số lượng cán bộ không tăng vẫn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.

Nếu phân tổ lao động theo các tiêu thức giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, lao động của ngân hàng sẽ có quy mô và cơ cấu như sau:

Qui mô và cơ cấu lao động theo giới tính

Xét về mặt cơ cấu lao động theo giới tính, nhìn chung, qua 3 năm, tỷ trọng lao động nam và nữ khá ổn định. Tỷ trọng lao động nam chiếm từ 52,9% -53,6% và tỷ trọng lao động nữ chiếm từ 46,4% -47,1% trong cơ cấu lao động của ngân hàng; tỷ trọng lao động nam chiếm tỷ trọng cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách, đặc biệt nhu cầu các huyện miền núi, hải đảo với điều kiện hoạt động khó khăn, hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, sẽ cần lực lượng nam giới.

Qui mô và cơ cấu lao động theo độ tuổi

Qua 3 năm 2017-2019, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng tương rất thấp trong cơ cấu lao động của ngân hàng (14,9-20,6%) và có xu hướng giảm mạnh, từ 20,6% năm 2017 giảm còn 14,9%% năm 2018 và 17,8% năm 2019, nguyên nhân: trong 3 năm, số lượng cán bộ tuyển mới rất thấp, nên cơ cấu lao động độ tuổi này sẽ giảm dần.

Lao động từ 30 – 45 tuổi là lực lượng chiếm tỷ trọng cao và lớn nhất trong cơ cấu lao động của ngân hàng và cũng có xu hướng tăng mạnh, từ 8,8% năm 2017 tăng lên 73,8% năm 2018 và 69,9% năm 2019. Thể hiện, số lượng lớn cán bộ có đủ

kinh nghiệm trong công tác, đa số cán bộ đã trưởng thành, đảm đương lượng lớn công việc được giao, đặc biệt với hoạt động tín dụng chính sách cần có kinh nghiệm trong công tác giao tiếp với chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành liên quan.

Đối với lao động trên 45 tuổi, tỷ trọng lao động trên 45 tuổi trong cơ cấu lao động chiếm tỷ trọng rất thấp và có xu hướng tăng nhẹ, từ 10,6% năm 2017 lên 11,3% năm 2018 và 12,6% năm 2019.

Như vậy, có thể thấy với tỷ lệ các nhóm tuổi như trên là khá phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng, đặc biệt NHCSXH. Bởi làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi đội ngũ lao động phải năng động, tiếp cận nhanh công nghệ, đồng thời có độ chín mùi và giàu kinh nghiệm trong mối quan hệ với mạng lưới chính quyền, mạng lưới tổ chức nhận ủy thác (lao động từ 30 – 45 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của ngân hàng).

Qui mô và cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Do đặc điểm của ngành ngân hàng, đòi hỏi lao động phải có trình độ nên nhìn chung trình độ học vấn của lao động ngân hàng chủ yếu là từ trung cấp trở lên. Trong đó, lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ trọng chủ yếu: từ 71,4%-75,3%.

Có một điều đáng lưu ý là lao động có trình độ Cao đẳng/Trung cấp có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn quy mô qua 3 năm. Điều này cho thấy, trình độ lao động của ngân hàng đang dần được nâng cao, phản ánh chất lượng nhân lực của ngân hàng đã có những thay đổi tích cực.

Đối với lao động có trình độ sau Đại học tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất thấp (2,4%-3,4%), cho thấy Chi nhánh cần tăng cường giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong thời gian đến.

Riêng nhóm lao động có trình độ khác thì không có sự thay đổi qua các năm. Đây là những lao động không làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ (lái xe, bảo vệ,tạp vụ), không ảnh hưởng lớn đến chất lượng cán bộ nghiệp vụ.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của NHCSXH Quảng Ngãi qua 3 năm (2017 – 2019)

ĐVT: Người

Chỉ tiêu/năm

2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 2019-2017

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng cấu (%) Tổng số lao động 170 100,0 168 100,0 174 100,0 -2,0 0,0 6 0,0 4 0,0

1. Phân theo giới tính 170 100,0 168 100,0 174 100,0 -2,0 0,0 6 0,0 4 0,0

- Nam 91 53,5 90 53,6 92 52,9 -1,0 0,0 2 -0,7 1 -0,7

- Nữ 79 46,5 78 46,4 82 47,1 -1,0 0,0 4 0,7 3 0,7

2. Phân theo độ tuổi 170 100,0 168 100,0 174 100,0 -2,0 0,0 6 0,0 4 0,0

- Dưới 30 tuổi 35 20,6 25 14,9 31 17,8 -10,0 -5,7 6 2,9 -4 -2,8 - Từ 30 - 45 tuổi 117 68,8 124 73,8 121 69,5 7,0 5,0 -3 -4,3 4 0,7 - Trên 45 tuổi 18 10,6 19 11,3 22 12,6 1,0 0,7 3 1,3 4 2,1 3. Phân theo trình độ học vấn 170 100,0 168 100,0 174 100,0 -2,0 0,0 6 0,0 4 0,0 -Sau Đại học 4 2,4 5 3,0 6 3,4 1,0 0,6 1 0,5 2 1,1 - Đại học 123 72,4 120 71,4 131 75,3 -3,0 -0,9 11 3,9 8 2,9 - Cao đẳng/Trung cấp 11 6,5 11 6,5 3 1,7 0,0 0,1 -8 -4,8 -8 -4,7 - Khác 32 18,8 32 19,0 34 19,5 0,0 0,2 2 0,5 2 0,7

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w