KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 - 87)

- Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn:

TỈNH QUẢNG NGÃ

KẾT LUẬN CHUNG

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con người, là những tình huống xảy ra mà con người không thể lường hết được dẫn đến tổn thất. Trong hoạt động tín dụng, nguy cơ không thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tất yếu khách quan đặc biệt hoạt động tín dụng chính sách thì tiềm ẩn rủi ro cao gấp nhiều lần các tổ chức tín dụng khác. Ở Việt Nam, tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản trị của ngân hàng và Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài đặc điểm đó.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và kết quả nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ngãi, luận văn đã

rút ra được những kết luận chủ yếu sau đây:

- Tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng CSXH Quảng Ngãi: Chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt qua từng năm. Đến 31/12/2019, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 11 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ, giảm 800 triệu đồng so với năm 2017, chất lượng tín dụng tương đối ổn định.

- Công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi:

Việc chấp hành qui trình nghiệp vụ tín dụng: Đa phần các phòng giao dịch đã nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn cho cán bộ nghiệp vụ nghiên cứu kỹ để thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một số phòng giao dịch tại các địa phương thực hiện sai sót qui trình nghiệp vụ.

Việc chấp hành và thực hiện chế độ thông tin báo cáo: Các phòng giao dịch đã nghiêm túc chấp hành thời gian, mẫu biểu, tuy nhiên nội dung và độ chính xác chưa cao.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát: Ngân hàng đã chủ động và tích cực thành lập các đoàn thanh tra Ban đại diện, kiểm tra nội bộ để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay tại cấp cơ sở. Kết thúc các đợt kiểm tra, Giám đốc Chi nhánh có văn bản chỉ đạo, yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục tồn tại, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong toàn Chi nhánh.

Đối với các tài sản bảo đảm tiền vay, việc kiểm tra luôn được cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các bên hữu quan thực hiện 100%, nhằm hạn chế những tổn thất gây ra cho ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra.

Công tác xử lý nợ rủi ro vẫn còn nhiều tồn tại gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn tương đối cao, nhiều khoản nợ không có hướng xử lý phù hợp, đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi do nguyên nhân khách hàng bỏ đi khỏi địa phương, sản xuất kinh doanh thua lỗ chiếm tỷ trọng khá cao.

Bên cạnh đó, để nhìn nhận khách quan hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng CSXH

Quảng Ngãi, luận văn đã tiến hành khảo sát 101 cán bộ nhân viên ngân hàng và qua đối chiếu thực tế tại 100% hộ vay vốn thời điểm 30/6/2018. Kết quả khảo sát, đối chiếu đã đưa ra những nhận định khách quan về những khó khăn trong công tác tín dụng, nguyên nhân khách hàng không trả nợ đúng hạn, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng dưới giác độ của cán bộ nhân viên ngân hàng; và những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng dưới giác độ của hộ vay vốn.

Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: bổ sung, hoàn thiện quy trình tín dụng; nâng cao hiệu quả quản lý, theo dõi nợ vay; nâng cao hiệu quả xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi; tăng cường vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý hệ thống thông tin tín dụng; biện pháp hỗ trợ các hộ vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả.

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

2. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Hair, J. F. Jr. (1995), Multivariate Data Analysis with Readings, 4th ed. Prentice-Hall.

5. Trần Huy Hoàng (2003), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê. 6. Nguyễn Minh Kiều (2011), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín

dụng ngân hàng thương mại, NXB Lao động - Xã hội.

7. Nguyễn Thị Mùi (2006), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính. 8. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017, 2018, 2019 NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi. 9. Hệ thống văn bản nghiệp vụ NHCSXH (hiện hành), Tài liệu lưu hành nội bộ. 10. Ngân hàng Nhà nước (2006), Các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và

hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động- xã hội, (Tập 1&2).

11. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước v/v ban hành Quy định về phân lọai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động.

12. Quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc ban hành quy chế phân loại nợ tại NHCSXH.

13. Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 Quyết định Ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH và các văn bản liên quan.

14. Nguyễn Văn Tiến (1999), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê.

15. Nguyễn Văn Tiến (2012), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê. 16. Lê Văn Tư (2005), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê.

18. Văn bản 1669/NHCS-TDNN ngày 8/5/2012 Về hướng dẫn thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

19. Văn bản 3107/NHCS-QLN ngày 25/9/2012 V/v rà soát nợ xấu.

20. Văn bản 3613/NHCS- QLN ngày 14/11/2012 V/v bổ sung rà soát nợ xấu. 21. Văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 V/v Xây dựng Phương án, Đề

án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng.

22. Văn bản 3962/NHCS-TDNN ngày 17/12/2012 V/v tham mưu thành lập và hoạt động Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi xã.

23. Văn bản số 87/NHCS-BCĐ ngày 14/1/2013 Báo cáo sơ kết thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ năm 2012.

24. Văn bản số 905/NHCS-BCĐ ngày 4/4/2013 Báo cáo kết quả thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ và các chi nhánh có chất lượng hoạt động thấp (Quý 1/2013). 25. Văn bản số 1393/NHCS-BCĐ Báo cáo kết quả thực hiện Đề án củng cố nâng

cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ và các chi nhánh có chất lượng hoạt động thấp (Tháng 4/2013).

26. Văn bản số 2064/NHCS-KTNB ngày 12/6/2013 của TGĐ về chấn chỉnh các tồn tại sau kiểm toán chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

27. Văn bản số 4363/NHCS-QLN ngày 30/12/2015 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế Phân loại nợ tại NHCSXH.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CSXH VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w