- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃ
2.1.4. Kết quả hoạt động chung của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ngãi trong 3 năm (2017-2019)
Quảng Ngãi trong 3 năm (2017-2019)
Tình hình hoạt động năm 2017
Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2017: 2.899.307 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 99,3%, tăng so với 31/12/2016: 212.046 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 7,9%.
Trong đó:
- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về: 2.511.010 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 99,4%, chiếm 86,60%/tổng nguồn vốn, tăng so với 31/12/2016: 82.854 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 3,4%.
- Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất: 300.716 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 99,8%, chiếm 10,4%/tổng nguồn vốn, tăng so với 31/12/2016: 113.613 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 60,7%.
- Nguồn vốn cân đối tại địa phương (vốn Ngân sách tỉnh, huyện) đến 31/12/2017: 87.581 triệu đồng, chiếm 3,02%/tổng nguồn vốn, tăng so với 31/12/2016: 15.578 triệu đồng, đạt 78% kế hoạch tăng trưởng, tỷ lệ tăng trưởng 21,6%.
Về sử dụng vốn:
Tổng dư nợ đến 31/12/2017 là 2.889.664 triệu đồng, đạt 99,5% so kế hoạch năm, tăng so với năm 2016 là 215.801 triệu đồng, tỷ lệ thực hiện tăng trưởng dư nợ 8,1%. (14 huyện, thành phố trực thuộc Chi nhánh năm 2017 đều tăng trưởng dư nợ).
Tình hình hoạt động năm 2018
Về Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2018 đạt 3.115.524 triệu đồng, tăng so năm 2017: 216.217 triệu đồng (tăng 7,5%), trong đó:
- Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương: 2.613.609 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 83,9% tổng nguồn vốn, tăng so năm 2017: 102.599 triệu đồng.
- Nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù lãi suất: 372.210 triệu đồng, chiếm 11,9% tổng nguồn vốn, tăng so năm 2017: 71.495 triệu đồng (23,8%), trong đó:
triệu đồng, đạt 117% kế hoạch tăng trưởng giao đầu năm 2018 (kế hoạch giao tăng 39 tỷ đồng).
+ Nguồn vốn huy động thông qua Tổ TK&VV: 118.493 triệu đồng, tăng so đầu năm: 25.802 triệu đồng, đạt 215% kế hoạch tăng trưởng giao 2018 (kế hoạch giao tăng 12 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng 27,8%.
- Nguồn vốn cân đối tại địa phương (vốn ngân sách tỉnh, huyện): 129.704 triệu đồng, chiếm 4,2% tổng nguồn vốn, tăng so đầu năm: 42.123 triệu đồng (tăng 48,1%), đạt 211% kế hoạch tăng trưởng giao.
Về sử dụng vốn:
Tổng dư nợ đến 31/12/2018 đạt 3.109.735 triệu đồng, tăng so đầu năm 220.070 triệu đồng; đạt 99,5% kế hoạch dư nợ giao năm 2018, đạt 93,2% kế hoạch tăng trưởng năm 2018, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 7,6%;...
Tình hình hoạt động năm 2019
Về Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2019: 3.403.891 triệu đồng, tăng so với năm 2018: 288.368 triệu đồng, tăng 9,3% so năm 2018, cụ thể:
- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về: 2.848.466 triệu đồng, chiếm 83,7%/tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2018: 234.857 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 9%.
- Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: 392.224 triệu đồng, chiếm 11,5%/tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2018: 20.015 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 5,4%.
- Nguồn vốn cân đối tại địa phương (vốn ngân sách tỉnh, huyện): 163.201 triệu đồng, chiếm 4,8%/tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2018: 33.496,8 triệu đồng
Về sử dụng vốn:
Tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt: 3.399.607 triệu đồng với 95.223 hộ dư nợ, tăng so với năm 2018: 289.873 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 9,3%;...
Như vậy, qua 3 năm, nguồn vốn có sự tăng trưởng đáng kể (tăng 17,4% so năm 2017, bình quân 8,4%/năm). Trong đó, nguồn vốn từ TW chuyển về vẫn là
nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn (83,7%). Đáng chú ý, nguồn vốn huy động thị trường cấp bù lãi suất tăng mạnh (30%), nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương cũng tăng trưởng đáng kể (tăng 86,3%); tỷ trọng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn TW sang vốn huy động thị trường và vốn nhận ủy thác địa phương, cụ thể: tỷ trọng nguồn vốn huy động thị trường tăng 1,2% (từ 10,4% lên 11,5%); tỷ trọng nguồn vốn nhận ủy thác địa phương tăng 1,8% (từ 3% lên 4,8%); qua đó cho thấy ngân hàng các cấp đã tham mưu tích cực và được sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với tín dụng chính sách, sự chủ động về nguồn vốn tại địa phương có hướng tích cực, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn TW chuyển về (tỷ trọng vốn TW giảm 2,9%, (từ 86,6% xuống còn 83,7%).
Bảng 2.2: Số liệu nguồn vốn từ 2017-2019
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018 so năm