Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 86 - 89)

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 0,846

Năng lực bán hàng và tiếp thị của công ty 0,881 Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm 0,834 Năng lực kiểm soát chi phí và chất lượng SP 0,918 Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo 0,943 Năng lực phát triển thị phần của Công ty 0,924

Chất lượng phục vụ bán hàng 0,674

Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng 0,819

Quan hệ giữa DN với cộng đồng xã hội 0,761

Văn hoá công ty 0,773

Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường của Công ty 0,772

Eigenvalues 5,516 4,262 3,696 2,522 2,031

Sai số Variance do phân tích nhân tố giải thích

(%) 22,066 39,115 53,897 63,986 72,110

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả

2.4.5 Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh củaCông ty Công ty

Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam, tác giả sẽ chọn phương pháp đưa biến vào là Enter. Đây là phương pháp mà SPSS sẽ xử lý tất cả các biến độc lập mà tác giả muốn đưa vào mô hình.

Mô hình hồi qui tuyến tính bội:

Yi = β0 + β1K1i + β2K2i + β3K3i + β4K4i + β5K5i + ui

Trong đó:

Yi: là biến phụ thuộc. Đánh giá chung về doanh nghiệp Kpi: Là các biến độc lập

K1: Năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát K2: Công nghệ sản xuất và sản phẩm

K3: Chính sách về thị trường và tiêu thụ sản phẩm K4: Môi trường và văn hoá của doanh nghiệp K5: Nguồn lực bên trong của doanh nghiệp

βj (j = 0,p) : là hệ số hồi qui. ui: Là một sai số ngẫu nhiên.

Bảng 2.17 Kết quả mô hình hồi quy tương quan các nhân tố tác động đến đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty

Mô hình R Square R Square hiệu chỉnh Thay đổi R Square Thay đổi chỉ số thống kê F Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Thay đổi Sig. F Durbin- Watson 1 0,607 0,590 0,607 36,767 6 143 0,000 1,829

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS - Đánh giá độ phù hợp của mô hình:

Hệ số xác định bội R2 được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2

càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Kết quả phân tích ở bảng 2.17 cho thấy R2 là 0,607 tức 60,7% sự biến thiên của mức độ đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập, kết quả này chứng tỏ mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao.

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:

Bảng 2.18. Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố tác động đến đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty

Mô hình hồi quy theo phương pháp enter Hệ số hồi quy j) Giá trị t Chỉ số đa cộng tuyến VIF Hệ số chặn 3,273 26,924***

Năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát 0,088 2,315*** 1,076 Công nghệ sản xuất và sản phẩm 0,067 1,811*** 1,012 Chính sách về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 0,097 2,645*** 1,012

Các yếu tố về môi trường và văn hóa của DN

0,464 12,098*** 1,101

Nguồn lực bên trong của doanh nghiệp 0,105 2,854*** 1,008 Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Theo các giá trị trên bảng 2.18 ta thấy các nhân tử phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 2 có thể được xem là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

- Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Trị số thống kê Durbin-Watson ở bảng 2.17 bằng 1,829 thỏa mãn điều kiện dU= 1,802 < d = 1,829 <4-dU = 2,198 do đó mô hình không có tự tương quan bậc 1.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Giả thuyết H0: Mô hình hồi quy không phù hợp. Giả thuyết H1: Mô hình hồi quy phù hợp

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA (phụ lục số 6) như sau: Trị thống kê F của mô hình bằng 36,767với mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ (nhỏ hơn mức ý nghĩa) do đó bác bỏ giả thuyết H0 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và

có thể sử dụng được.

- Kiểm định độ tin cậy của các hệ số hồi quy riêng phần

Các hệ số hồi quy riêng phần đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,01. Điều này có nghĩa là các nhân tố có trong mô hình ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá một cách tổng thể của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam. Nếu Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam cải thiện và nâng cao hơn nữa các yếu tố về môi trường và văn hóa của doanh nghiệp sao cho các khách hàng đánh giá tăng lên 1 điểm thì đánh giá một cách tổng thể của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty sẽ tăng lên 0,464 điểm. Tương tự các nhân tố còn lại được giải thích như trên.

Phương trình hồi qui bội được phương pháp Enter ước lượng cho thấy 5 nhân tố: (1) Năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát, (2) Công nghệ sản xuất và sản phẩm, (3) Chính sách về thị trường và tiêu thụ sản phẩm, (4) Các yếu tố về môi trường và văn hóa của DN, (5) Nguồn lực bên trong của doanh nghiệp có tác động tỷ lệ thuận với mức độ về năng lực cạnh tranh của Công ty, trong đó yếu tố về môi trường và văn hóa của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của Công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 86 - 89)