Khái quát tình hình cung cầu thịtrường xi măng thời gian qua

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 48 - 50)

Xi măng là một ngành công nghiệp đặc thù bởi nhà máy phải gắn với vùng nguyên liệu đá vôi, mỏ sét. Lẽ ra, việc phát triển ngành xi măng phải có quy hoạch vùng cụ thể, căn cứ trên nhu cầu tiêu thụ cũng như điều kiện thực tế của từng địa phương. Nhưng vài năm gần đây, như để lấy thành tích phát triển công nghiệp, các địa phương thi nhau cấp phép cho các dự án nhà máy xi măng, tình trạng này đang dẫn tới hậu quả khủng hoảng thừa xi măng trong thời gian đến.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng hiện cả nước có tới 108 dây chuyền xi măng đã được đầu tư khai thác với công suất thiết kế là 65 triệu tấn. Dự kiến trong năm 2011 có thêm 12 dây chuyền với công suất 9,35 triệu tấn; năm 2012 thêm 7 dây chuyền, công suất 6,72 triệu tấn và năm 2015 thêm 7 dây chuyền nữa được hoàn thành, nâng tổng công suất lên gần 100 triệu tấn/năm. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, sản xuất xi măng toàn ngành năm 2010 đạt khoảng 50,85 triệu tấn, bằng 101% kế hoạch năm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu. Thực tế, so với nhu cầu, sản lượng xi măng sản xuất trong nước đã vượt khoảng 2 triệu tấn.[10]

Theo tính toán của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng từ 9 - 10% so với năm 2010, dự tính vào khoảng 56-57 triệu tấn. Năm 2011, ngành xi măng sẽ có thêm 10 nhà máy mới được đưa vào hoạt động với sản lượng dự kiến tăng thêm khoảng 9 triệu tấn, nâng tổng công suất xi măng cả năm 2011 ước đạt trên 60 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và dư một phần để xuất khẩu. Như vậy nếu tình hình không được cải thiện, trong năm 2011, lượng xi măng dư thừa dự tính sẽ ở khoảng 4,5- 5 triệu tấn, năm 2012 sẽ là 8 triệu tấn…

Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, việc cung vượt quá cầu sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc cạnh tranh. Bản thân doanh nghiệp phải năng động hơn, sáng tạo hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để sản phẩm làm ra có chỗ đứng… Tuy nhiên, để ngành xi măng phát triển quá nóng như hiện nay hoàn toàn không phải là cách làm khoa học. Điều suy nghĩ là chính các nhà đầu tư vào làm xi măng lại khá mơ hồ với con số dự án đang được cấp phép. Việc dư thừa sản lượng xi măng hiện nay là hậu quả tất yếu của cách làm ngẫu hứng, không tuân thủ quy luật cung cầu.

Những thập kỷ trước, ngành xi măng Việt Nam trong tình trạng cung không đủ cầu, phải nhập klinker từ các nước như: Thái Lan, Trung Quốc… Trước bối cảnh đó, việc đưa ra một quy hoạch tổng thể nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng xứng tầm là chiến lược đúng đã được triển khai. Thực tế, những con số dự báo về

nhu cầu theo quy hoạch của ngành xi măng khá chính xác. Nếu việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng tuân thủ đúng theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định, bền vững. Nhưng, tiếc rằng vài năm trở lại đây, do quản lý lỏng lẻo và không theo quy hoạch nên các dự án xi măng được cấp phép tràn lan, vượt quá xa so với dự kiến. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam do Bộ Xây dựng thiết kế cho thấy tổng công suất các nhà máy sản xuất xi măng đã, đang và sẽ hoạt động trong cả nước đến năm 2010 ở mức 61 triệu tấn/năm. Trong khi đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong giai đoạn này chỉ là 40- 45 triệu tấn/năm. Nhưng đến nay những tính toán của quy hoạch này đã bị phá vỡ. Hiện tổng công suất các dự án xi măng đã phê duyệt trong cả nước lên đến 115 triệu tấn/năm, chưa kể hàng chục dự án vẫn đang nằm chờ cấp phép…[10]

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w