khách hàng (là đối tượng tiêu dùng trực tiếp sản phẩm) đối với năng lực cạnh tranh của Công ty
Với mức đánh giá cho điểm từ 1 đến 5 trong bảng khảo sát, ta có thể biết được ý nghĩa của từng giá trị trung bình của thang đo khoảng (Interval Scale).
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5
= 0,8
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng 1,81 - 2,60 Không đồng ý/Không hài lòng
3,41 - 4,20 Đồng ý/ Hài lòng
4,21 - 5,00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng
2.4.6.1 Về năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát
Bảng 2.19 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hang tiêu thụ -Nhà phân phối về năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát
của Công ty Năng lực tổ chức, quản lý,
điều hành và kiểm soát Mean df
Sig. (2-tailed)
Năng lực bán hàng và tiếp thị của Công ty
Khach hang tieu thu 3,24
147,301 0,000
Nha phan phoi 3,66
Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Khach hang tieu thu 3,61
143,314 0,001
Nha phan phoi 3,94
Năng lực kiểm soát chi phí và chất lượng sản phẩm
Khach hang tieu thu 3,31
148 0,036
Nha phan phoi 3,54
Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo
Khach hang tieu thu 3,38
147,999 0,000
Nha phan phoi 3,74
Năng lực phát triển thị phần của Công ty
Khach hang tieu thu 3,48
147,927 0,001
Nha phan phoi 3,83
Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả)
Kiểm định ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng tiêu thụ và Nhà phân phối, đại lý về các nội dung thuộc yếu tố năng lực tổ chức, quản lý, điều hành và kiểm soát ở bảng 2.19 kết quả đều có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, ý kiến đánh giá của hai đối tượng này là khác nhau.
Kết quả xử lý cho thấy đối tượng là nhà phân phối, đại lý đánh giá tương đối tốt yếu tố năng lực tổ chức, quản lý, điều hành và kiểm soát của Công ty, trong khi khách hàng tiêu thụ lại có điểm đánh giá thấp hơn. Điều này xảy ra bởi nhà phân phối, đại lý là đối tượng thường có tiếp xúc với nhân viên và đội ngũ lãnh đạo của công ty hơn so với khách hàng tiêu thụ; đồng thời họ cũng là đối tượng nắm bắt được những thông tin liên quan đến việc phát triển thị trường, phát triển sản phẩm
mới, các chính sách về kiểm soát chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty hơn. Vì vậy, điểm đánh giá của nhà phân phối, đại lý luôn cao hơn và sát thực tế hơn so với khách hàng tiêu thụ.
2.4.6.2 Về công nghệ sản xuất và sản phẩm
Bảng 2.20 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng tiêu thụ -Nhà phân phối về công nghệ sản xuất và sản phẩm của Công ty
Công nghệ sản xuất và sản phẩm Mean df Sig. (2-tailed)
Chất lượng sản phẩm Khach hang tieu thu 3,68 148 0,025
Nha phan phoi 3,34
Sự đa dạng của sản phẩm Khach hang tieu thu 3,91 148 0,548
Nha phan phoi 3,82
Hình thức và chất lượng bao bì Khach hang tieu thuNha phan phoi 3,873,51 148 0,023
Máy móc thiết bị và công nghệ Khach hang tieu thu 3,76 148 0,028
Nha phan phoi 3,43
Chất lượng và khả năng cung ứng nguyên liệu
Khach hang tieu thu 3,62
148 0,041
Nha phan phoi 3,91
Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả
Bảng 2.20 cho thấy: kiểm định ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng tiêu thụ và Nhà phân phối, đại lý về nội dung sự đa dạng của sản phẩm có kết quả giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) là 0,548 lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 như vậy ý kiến đánh giá của hai đối tượng này là giống nhau và cho giá trị mean tương đối cao, trong khi đó các nội dung về chất lượng sản phẩm, hình thức và chất lượng bao bì, máy móc thiết bị và công nghệ, chất lượng và khả năng cung ứng nguyên liệu có kết quả giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05, tức là ý kiến đánh giá của hai đối tượng này là khác nhau.
Về chất lượng sản phẩm và hình thức, chất lượng bao bì thì khách hàng tiêu thụ đánh giá cao hơn đại lý, nhà phân phối bởi vì họ đã sử dụng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác nhau nên có sự so sánh đúng thực tế hơn.
Về chất lượng và khả năng cung ứng nguyên liệu thì nhóm đại lý, nhà phân phối đánh giá cao hơn khách hàng tiêu thụ vì họ nắm thông tin về tình hình chất lượng nguyên liệu và khả năng cung ứng của Công ty sát hơn, do đó đánh giá cao hơn.
Kết quả đánh giá về máy móc thiết bị và công nghệ, khách hàng tiêu thụ có kết quả giá trị mean cao hơn đại lý, nhà phân phối bởi vì thông tin mà khách hàng tiêu thụ nắm bắt được so sánh với nhiều đơn vị khác trong ngành nên cho kết quả đánh giá cao hơn.
2.4.6.3 Về chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2.21 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng tiêu thụ -Nhà phân phối về chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Chính sách về thị trường
và tiêu thụ sản phẩm Mean df
Sig. (2-tailed)
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Khach hang tieu thu 3,25
148 0,070
Nha phan phoi 3,57
Chính sách khuyến mãi Khach hang tieu thu 3,35 148 0,054
Nha phan phoi 3,68
Chính sách tài trợ, quảng cáo, tiếp thị
Khach hang tieu thu 3,44
148 0,048
Nha phan phoi 3,75
Chính sách chăm sóc khách hàng
Khach hang tieu thu 3,73
148 0,652
Nha phan phoi 3,80
Chính sách về giá cả và thanh toán
Khach hang tieu thu 3,53
148 0,026
Nha phan phoi 3,86
Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả
Kiểm định trị trung bình của 2 nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng tiêu thụ và Nhà phân phối, đại lý về nội dung hệ thống kênh phân phối sản phẩm, chính sách khuyến mãi,chính sách chăm sóc khách hàng (bảng 2.21) kết quả có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) là 0,070; 0,054 và 0,652 lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05, như vậy ý kiến đánh giá của hai đối tượng này là giống nhau. Trong đó chính sách chăm sóc khách hàng được đánh giá tương đối cao, về hệ thống kênh phân phối sản phẩm và chính sách khuyến mãi thì nhóm khách hàng tiêu thụ đánh giá với giá trị mean tương ứng là 3,25 và 3,35 còn nhà phân phối, đại lý đánh giá với giá trị mean
tương ứng là 3,57 và 3,68 nghĩa là mức độ đánh giá chưa cao. Về chính sách tài trợ, quảng cáo, tiếp thị và chính sách về giá cả và thanh toán kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tượng khảo sát có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, ý kiến đánh giá của hai đối tượng này là khác nhau: trong khi khách hàng tiêu thụ đánh giá tương đối tốt thì khách hàng tiêu thụ lại cho ý kiến ngược lại. Điều này phản ánh các chính sách này mới chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà phân phối, đại lý của Công ty còn khách hàng tiêu thụ thì chưa tác động đến nhiều.
2.4.6.4 Về các yếu tố về môi trường và văn hóa của Công ty
Bảng 2.22 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng tiêu thụ - Nhà phân phối về các yếu tố về môi trường và văn hóa của C.ty Các yếu tố về môi trường và văn hóa của Công ty Mean df Sig.
(2-tailed)
Chất lượng phục vụ bán hàng
Khach hang tieu thu 3,36
148 0,016
Nha phan phoi 3,68
Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
Khach hang tieu thu 3,42
147,511 0,001
Nha phan phoi 3,89
Quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội
Khach hang tieu thu 3,15
148 0,002
Nha phan phoi 3,52
Văn hoá công ty Khach hang tieu thu 3,61 148 0,007
Nha phan phoi 3,97
Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường của Công ty
Khach hang tieu thu 3,08
148 0,003
Nha phan phoi 3,46
Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả
Kết quả khảo sát của hai nhóm Khách hàng tiêu thụ -Nhà phân phối về nội dung các yếu tố về môi trường và văn hóa của DN (bảng 2.22) cho giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn α = 0,05 có nghĩa là ý kiến đánh giá về các nội dung này có sự khác biệt giữa khách hàng tiêu thụ và nhà phân phối, đại lý. Các nội dung về chất lượng phục vụ bán hàng, quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, văn hoá công ty được nhà phân phối, đại lý đánh giá tương đối cao, trong khi khách hàng tiêu thụ có thể chưa nắm nhiều thông tin về công ty hoặc ít tiếp xúc vì vậy đánh giá chưa cao. Về nội dung quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội và giải
pháp xử lý ô nhiễm môi trường của Công ty tuy có sự khác biệt trong đánh giá giữa hai nhóm nhưng kết quả đánh giá chưa được cao, điều này đòi hỏi công ty phải có nhiều nỗ lực hơn trong việc cải thiện những vấn đề này.
2.4.6.5 Về nguồn lực bên trong của Công ty
Bảng 2.23 Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát Khách hàng tiêu thụ - Nhà phân phối về nguồn lực bên trong của Công ty
Nguồn lực bên trong của doanh nghiệp Mean df Sig. (2-tailed)
Nguồn lực tài chính Khach hang tieu thu 3,11 117,498 0,043
Nha phan phoi 3,46
Nguồn lực về hạ tầng kỹ thuật
Khach hang tieu thu 3,56
148 0,215
Nha phan phoi 3,78
Nguồn lực về con người Khach hang tieu thu 3,56 148 0,063
Nha phan phoi 3,89
Về thương hiệu của Công ty
Khach hang tieu thu 3,69
148 0,521
Nha phan phoi 3,58
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Khach hang tieu thu 3,32
148 0,019
Nha phan phoi 3,69
Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả
Kiểm định ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng tiêu thụ và nhà phân phối, đại lý về các nội dung nguồn lực về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực về con người, về thương hiệu của Công ty (bảng 2.23) cho giá trị kiểm định Sig. (2-tailed) đều lớn hơn α = 0,05 có nghĩa là ý kiến đánh giá về các nội dung này là giống nhau với giá trị mean đều ở mức độ tương đối tốt (thấp nhất là 3,56 và cao nhất là 3,89). Về nội dung nguồn lực tài chính và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kết quả khảo sát của hai nhóm Khách hàng tiêu thụ - Nhà phân phối, đại lý cho giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều nhỏ hơn α = 0,05 có nghĩa là ý kiến đánh giá về các nội dung này có sự khác biệt giữa khách hàng tiêu thụ và nhà phân phối, đại lý; do có tiếp xúc thông tin nhiều về công ty nên nhà phân phối, đại lý cho giá trị mean cao hơn khách hàng tiêu thụ.
TÓM KẾT CHƯƠNG 2
Tóm lại trong chương 2, luận văn trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời đã đi sâu phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của Công ty như: giá cả sản phẩm; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; năng lực tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp, từ đó rút ra những mặt mạnh cần phát huy, những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Qua tổng hợp kết quả điều tra thông tin ý kiến từ 150 nhà phân phối, đại lý và khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, kết quả phân tích thống kê cho thấy: Khách hàng đánh giá cao năng lực cạnh tranh của Công ty về sản phẩm đa dạng và có chất lượng tốt, hình thức và chất lượng bao bì đẹp; năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo tốt; thái độ phục vụ của nhân viên công ty nhiệt tình; phương thức, Chính sách chăm sóc khách hàng; chính sách giá cả và phương thức thanh toán bán hàng hợp lý; nguồn lực hạ tầng kỹ thuật của công ty đảm bảo, uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng cao, thương hiệu của Công ty ngày càng được phát triển. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khách hàng chưa hài lòng với Công ty về hệ thống kênh phân phối sản phẩm, chính sách khuyến mãi; công tác quảng cáo, tuyên truyền còn hạn chế; việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn khiếm khuyết; mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội cần được chú trọng nâng cao hơn.
Đây chính là những căn cứ quan trọng để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM
3.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM (MA TRẬN SWOT)
Bảng 3.1 Ma trận SWOT của Công ty Môi trường kinh doanh Môi trường nội bộ Công ty
Cơ hội (O)
- Nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng;
- Ý tưởng xây dựng đường bê tông thay cho đường nhựa sẽ là cơ hội tốt cho DN SX xi măng;
- Xuất khẩu xi măng trong tương lai là một trong những giải pháp của chính phủ nhằm tạo đầu ra cho các DN SX xi măng;
- Dự báo ngành bất động sản, xây dựng có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới là điều kiện để các DN sản xuất VLXD gia tăng sản lượng sản xuất và doanh thu;
- Có nguồn nguyên liệu đá vôi với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, lại gần Nhà máy có thể phát triển sản xuất các loại xi măng chất lượng cao.
Thách thức (T)
- Việc đầu tư và đi vào hoạt động của các nhà máy xi măng mới làm xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng; - Sức ép của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng, hoạt động marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng; - Áp lực gia tăng chi phí sản xuất do một số vật tư, nhiên liệu đầu vào tăng giá. - Tỷ giá VNĐ/USD biến động bất lợi cho chi phí nhập khẩu NVL, phụ tùng phục vụ cho SXKD - Các gói kích cầu của chính phủ không giành cho ngành XM, đồng nghĩa với việc những ưu đãi sẽ không còn nữa
Điểm mạnh (S)
- Dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến; - Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định; - Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ, trẻ và nhiệt tình; - Hệ thống các nhà phân phối, đại lý trải dọc các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên;
- Uy tín và danh tiếng Công ty được khách hàng đánh giá ngày càng cao. - Vị trí nằm gần tuyến đường quốc lộ 1A, ga đường sắt, thuận lợi trong vận chuyển;
- Có sự hỗ trợ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên về mặt tài chính
Kết hợp S & O
- Huy động nguồn vốn nội bộ để mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu; - Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm giảm chi