Đánh giá so sánh năng lực cạnh tranh qua chỉ tiêu năng lực tà

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 77 - 78)

Bảng 2.10 So sánh một số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính

của các doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá

đvt XM Kim Đỉnh XM Bỉm Sơn XM Hoàng Mai

2009 2010 2009 2010 2009 2010

1. Doanh thu thuần tỷ VND 1.282 1.625 2.439 2.743 1.398 1.268 2. Tổng số vốn tỷ VND 3.180 3.232 5.370 5.715 2.249 2.140 3. Vốn chủ sở hữu tỷ VND 1.076 1.496 1.154 1.008 858 857

4. Lợi nhuận ròng tỷ VND 161 12 198 54 152 102

5. Số vòng quay toàn bộ vốn lần 0,40 0,50 0,45 0,48 0,62 0,59 6. Tỷ suất LN trên doanh thu % 12,60 0,74 8,12 1,99 10,87 8,06 7. Tỷ suất LN trên vốn (ROA) % 0,051 0,004 0,037 0,010 0,068 0,048 8. Tỷ suất LN trên vốn

chủ sở hữu (ROE)

% 0,150 0,008 0,172 0,054 0,177 0,119

Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Từ bảng số liệu trên về năng lực tài chính của Công ty Hữu hạn xi măng Luks Việt Nam qua so sánh với một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho thấy Công ty chưa tạo ra một ưu thế rõ rệt trước các đối thủ, cụ thể:

- Về tổng số vốn đầu tư của công ty (171 triệu USD) tuy có lớn hơn một số doanh nghiệp (như Cty cổ phần xi măng Hoàng Mai…) nhưng cũng thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư của các đơn vị như Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Nghi Sơn (có vốn đầu tư gần 620 triệu USD)…

- Xét về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: số vòng quay vốn tương đương với các doanh nghiệp được so sánh, về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 công ty đạt chỉ số cao (12,6%) nhưng sang năm 2010 chỉ tiêu này đạt mức thấp (0,74%), nguyên nhân do phát sinh các khoản chi phí về chạy thử sản phẩm, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân, chi phí về lãi vay đầu tư lớn. Mặt khác do ảnh hưởng của biến động về giá cả của các yếu tố chi phí đầu vào dẫn đến lợi nhuận SXKD bị giảm sút làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đều thấp. Điều này phản ánh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường tiêu thụ xi măng, vì vậy đòi hỏi công ty phải có giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn: quản lý tốt vốn lưu động ở trong khâu luân chuyển, khâu sản xuất; mặt khác cần tổ chức tốt công tác bán hàng đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ; khai thác tốt nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 77 - 78)