xuất xi măng trong giai đoạn hiện nay
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị thị trường, vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp của ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay.
Trước thực trạng tình hình cung cầu xi măng đang có những biến động bất lợi cho nhà sản xuất, mặt khác trong cơ chế nền kinh tế thị trường, tính độc quyền và sự bảo hộ được giảm thiểu, khách hàng luôn là người quyết định lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp. Do đó nếu sản phẩm xi măng và dịch vụ của doanh nghiệp không có thương hiệu, chất lượng tốt, mẫu mã, kiểu dáng bao bì đẹp, giá cả rẻ, phương thức giao hàng, thanh toán nhanh và thuận tiện, thái độ phục vụ của nhân viên chu đáo, tận tình.... thì người tiêu dùng sẽ không thể nhận biết hoặc sẽ không lựa chọn tiêu dùng sản phẩm xi măng của doanh nghiệp [4] Khi đó doanh nghiệp không thể duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, thị phần sản phẩm bị thu hẹp, sản xuất bị cầm chừng và giảm sút, hiệu quả kinh doanh thấp.
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng
nước ta không chỉ đối mặt cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam hiện nay, mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm xi măng của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia... Đây là các đối thủ mạnh về tiềm lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, marketing, tiếp thị bán hàng... hơn hẳn các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước. Vì vậy, hơn bao giờ hết muốn tồn tại và phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên sân nhà và vươn ra thị trường xuất khẩu đến các nước trong khu vực Asean, thì đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam phải không ngừng học hỏi, luôn đổi mới để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA