Cạnh tranh bằng các công cụ khác

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 37 - 39)

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình không phải chấm dứt sau khi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên tắc chung là “Ai sản xuất thì người đó phục vụ kỹ thuật.” Tốt hơn nữa là chuẩn bị cho việc phục vụ kỹ thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm nếu khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sản phẩm đó đảm bảo chất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấm dứt. Dịch vụ sau bán hàng thường áp dụng đối với trường hợp sau:

+ Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao + Đơn giá sản phẩm cao

+ Sản phẩm đựơc bán đơn chiếc

+ Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng của sản phẩm. + Sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiều.

+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nều sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhu cầu của họ.

+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.

+ Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài. Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiếp sử dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm chễ ảnh huởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Yếu tố thời gian.

Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh chóng cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đất nước tiến nhành về phía trước. Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên vật liệu, lao động .. muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt trong tin nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc.

- Cạnh tranh về thời cơ thị trường.

Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau:

+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ.

+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên. + Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.

Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những thay đổi của thị trường, từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên cạnh tranh về thời cơ thị trường cũng có thể thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh, sớm đi vào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị bão hoà. Yêu cầu này đòi hỏi phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó.

- Thương lượng trong cạnh tranh: là việc thoả thuận giữa các chủ doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà (hơn là cạnh tranh gây bất lợi) đó là việc sử dụng các kỹ thuật tính toán của lý thuyết trò chơi (Theory of Game).

- Các phương pháp né tránh: Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm một thị trường khác xa hơn, ít hiệu quả hơn vv.... thậm chí phải từ bỏ mặt hàng mà doanh nghiệp không thể trụ được sang một mặt khác.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w