Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 81 - 86)

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.

Ứng dụng trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều có liên hệ với nhau và số lượng chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng để tiến hành các phân tích tiếp theo, chẳng hạn phân tích hồi quy.

Bảng 2.14 Kết quả kiểm tra trị số KMO KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .769 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi- Square 2788.407 df 300 Sig. .000

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả

Dùng phương pháp phân tích nhân tố để thu gọn số liệu từ tập hợp 25 biến về các thuộc tính để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam. Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin), đây là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO; 0,5≤ KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kết quả phân tích (bảng 2.14) trị số KMO là 0,769 như vậy là thích hợp.

Bảng 2.15 Giải thích tổng phương sai Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 5.516 22.066 22.066 5.516 22.066 22.066 4.138 16.553 16.553 2 4.262 17.049 39.115 4.262 17.049 39.115 4.125 16.500 33.053 3 3.696 14.782 53.897 3.696 14.782 53.897 3.500 13.999 47.052 4 2.522 10.089 63.986 2.522 10.089 63.986 3.213 12.851 59.903 5 2.031 8.124 72.110 2.031 8.124 72.110 3.052 12.206 72.110 6 0.854 3.416 75.525 7 0.719 2.875 78.400 8 0.647 2.590 80.990 9 0.609 2.436 83.426 10 0.503 2.013 85.439 11 0.478 1.912 87.351 12 0.422 1.689 89.040 13 0.409 1.638 90.678 14 0.372 1.488 92.166 15 0.308 1.230 93.396 16 0.293 1.170 94.566 17 0.280 1.120 95.687 18 0.203 0.810 96.497 19 0.192 0.769 97.266 20 0.179 0.715 97.981 21 0.156 0.624 98.605 22 0.115 0.459 99.064 23 0.104 0.415 99.478 24 0.080 0.320 99.798 25 0.050 0.202 100.000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS

Ngoài ra, phương pháp rút nhân tố sử dụng là phương pháp phân tích thành phần chính (Principal componemts), số lượng nhân tố được rút ra dựa vào Eigenvalue (Eigenvalue: phần biến thiên được giải thích chung với mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ). Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giả thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ, nếu phần biến thiên được giải thích này lớn

(Eigenvalue lớn hơn 1) thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Việc phân tích nhân tố đối với các biến số được trình bày ở Bảng 2.16 cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích nhân tố đòi hỏi (xem phụ lục số 3). Dựa vào kết quả bảng 2.14 (Total Variance Explained)và theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 5 yếu tố được rút trích ra. Đồng thời chỉ số KMO tính được bằng 0,769 thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Giá trị Cumulative % cho biết 5 nhân tố này giải thích được 72,11% biến thiên của dữ liệu. Do đó các nhân tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chung của các khách hàng đối với năng lực cạnh tranh của Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm:

Yếu tố 1 (factor 1): Có giá trị Eigenvalue bằng 5,516 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu. Yếu tố này bao gồm 05 vấn đề liên quan đến năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát của doanh nghiệp (Bảng 2.16): (1) Năng lực bán hàng và tiếp thị; (2) Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm; (3) Năng lực kiểm soát chi phí và chất lượng sản phẩm; (4) Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo; (5) Năng lực phát triển thị phần của Công ty. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K1: Năng lực tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát.

Yếu tố 2 (factor 2): Có giá trị Eigenvalue bằng 4,262lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu. Yếu tố này bao gồm 05 vấn đề liên quan đến công nghệ sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp (Bảng 2.16): (1) Chất lượng sản phẩm; (2) Sự đa dạng của sản phẩm; (3) Hình thức và chất lượng bao bì sản phẩm; (4) Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất; (5) Chất lượng và khả năng cung ứng nguyên liệu. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K2: công nghệ sản xuất và sản phẩm.

Yếu tố 3 (factor 3): Có giá trị Eigenvalue bằng 3,696 lớn hơn 1. Yếu tố này bao gồm 05 vấn đề liên quan đến chính sách về thị trường và tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp (Bảng 2.16): (1) Hệ thống kênh phân phối sản phẩm; (2) Chính sách khuyến mãi; (3) Chính sách tài trợ, quảng cáo, tiếp thị; (4) Chính sách chăm sóc khách hàng; (5) Chính sách về giá cả và thanh toán. Ta đặt tên nhóm yếu tố này là K3: Chính sách về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

Yếu tố 4 (factor 4): Có giá trị Eigenvalue bằng 2,522 lớn hơn 1. Yếu tố này bao gồm 05 vấn đề liên quan đến môi trường và văn hoá của doanh nghiệp (Bảng 2.16): (1) Chất lượng phục vụ bán hàng; (2) Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng; (3) Quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội; (4) Văn hoá công ty; (5) Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường của Công ty. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K4: Môi trường và văn hoá của doanh nghiệp.

Yếu tố 5 (factor 5): Có giá trị Eigenvalue bằng 2,031 lớn hơn 1. Yếu tố này bao gồm 05 vấn đề liên quan đến nguồn lực bên trong của doanh nghiệp (Bảng 2.16): (1) Nguồn lực tài chính; (2) Nguồn lực về hạ tầng kỹ thuật; (3) Nguồn lực về con người; (4) Về thương hiệu của Công ty; (5) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sự phối hợp giữa các bộ phận. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K5: Nguồn lực bên trong của doanh nghiệp.

Bảng 2.16 Phân tích nhân tố các biến điều tra

Nội dung biến Các nhân tố

1 2 3 4 5

Chất lượng sản phẩm 0,889

Sự đa dạng của sản phẩm 0,934

Hình thức và chất lượng bao bì sản phẩm 0,945 Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất 0,894 Chất lượng và khả năng cung ứng nguyên liệu 0,841

Hệ thống kênh phân phối sản phẩm 0,730

Chính sách khuyến mãi 0,821

Chính sách tài trợ, quảng cáo, tiếp thị 0,807

Chính sách chăm sóc khách hàng 0,758

Chính sách về giá cả và thanh toán 0,930

Nguồn lực tài chính 0,649

Nguồn lực về hạ tầng kỹ thuật 0,715

Nguồn lực về con người 0,818

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hữu hạn xi măng luks việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w