Tóm lại, Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân từ các nguyên nhân khách quan do nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước đến

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 38)

- Thứ tư; môi trường kinh tế, chính trị Môi trường kinh tế, chính trị có

Tóm lại, Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân từ các nguyên nhân khách quan do nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước đến

nguyên nhân khách quan do nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước đến các nguyên nhân chủ quan của chính bản thân các NHTM, và các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn, ... Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, cũng như định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi tầm tay của các NHTM, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như thành công một bước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại gồm các nội dung chính như sau:

- Trình bày khái niệm, phân loại, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng KHCN, khái niệm quản trị rủi ro KHCN, phân loại rủi ro tín dụng KHCN, mục đích và tác động của quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế;

- Trình bày các nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN trong ngân hàng thương mại thông qua các bước nhận dạng; đo lường; kiểm soát và tài trợ rủi ro.

Chương 1 của Luận văn đã đi sâu làm rõ các nội dung chủ yếu đã nêu trên, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 38)