Thực trạng công tác đo lường rủi ro tín dụng KHCN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 50 - 54)

- Các dấu hiệu khác:

2.2.2. Thực trạng công tác đo lường rủi ro tín dụng KHCN

Để đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại chi nhánh hiện đang thực hiện thông qua hai bước:

Đo lường rủi ro thông qua công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đã ban hành hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của Agribank, theo đó Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đã thực hiện đo lường và lượng hoá rủi ro tín dụng đối với tất cả KHCN thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể quy trình thực hiện chấm điểm đối với các KHCN được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1 : Thu thập thông tin khách hàng

- Ngày, tháng, năm sinh

- Trình độ học vấn

- Cơ cấu gia đình

- Nghề nghiệp và rủi ro nghề nghiệp

- Mức lương và các nguồn thu nhập khác ( nếu có)

Bước 2: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

- Mức thu nhập ròng hàng tháng.

- Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong kỳ theo kế hoạch trả nợ.

- Lịch sử vay vốn của khách hàng thông qua kênh thông tin tín dụng CIC.

- Uy tín của đơn vị mà khách hàng công tác ( đối với cho vay không bảo đảm bằng tài sản)

Bước 3 : Đánh giá về tài sản bảo đảm

- Thông tin về tài sản bảo đảm và giá trị tài sản: vị trí, hướng, giá trị, khả năng chuyển nhượng.

- Tính chất sở hữu tài sản bảo đảm: Sở hữu của người vay, sở hữu của bên thứ ba, tài sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý.

- Xu hướng tăng giảm giá trị tài sản bảo đảm trong 12 tháng tiếp theo.

Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

hàng”. Tuỳ theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia ra làm các hạng và mức rủi ro khác nhau theo bảng số 2.6 dưới đây.

Bảng 2.6. Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng Agribank Xếp hạng KH theo HTXH nội bộ Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ

AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 CCC

CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5

Nguồn: Văn bản 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của HĐTV Agribank

Để xếp hạng được như trên: Cán bộ tín dụng phải có những phân tích, đánh giá cụ thể cho từng chi tiêu định lượng, định tính, cụ thể như sau:

Phân tích và đánh giá những vấn đề chủ yếu về tư cách vay nợ, bản thân khách hàng có phải là người uy tín hay không, lịch sử tín dụng, lịch sử quan hệ với ngân hàng. Nếu khách hàng là khách hàng mới, chi nhánh tập trung thẩm định một số vấn đề chủ yếu về nhân thân, uy tín của khách hàng nơi làm việc, nơi thường trú hoặc tạm trú.

Phân tích mục đích sử dụng vốn vay: Căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank về các mục đích sử dụng vốn bị cấm hoặc hạn chế như mua hàng hóa, sản phẩm pháp luật cấm,

Phân tích năng lực tài chính của khách hàng: Để Phân tích năng lực tài chính của khách hàng, chi nhánh dựa vào các thông tin thu nhập của khách hàng 03 tháng gần nhất (bao gồm bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng). Dựa vào các thông tin về thu nhập, chi nhánh kiểm tra độ tin cậy của các thông tin được cung cấp và đi vào phân tích các nội dung sau:

lương, các khoản phụ cấp tăng thêm, mức độ ổn định của công việc, các nguồn thu nhập hợp pháp khác (nếu có)

+ Chi phí sinh hoạt: Đánh giá chi phí sinh hoạt cá nhân và gia đình hàng tháng, số người phụ thuộc, các khoản dự trù phát sinh

Từ đó cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có đảm bảo hay không, qua đó xác định thời hạn cho vay và kế hoạch trả nợ cho phù hợp.

(Minh họa kết quả chấm điểm và xếp hạng hồ sơ vay của KHCN trình bày tại Phụ Lục)

Đo lường rủi ro thông qua công tác thẩm định tín dụng

Trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đảm bảo quy định về an toàn tín dụng theo quy định của Agribank và NHNN. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình luôn tuân thủ theo các quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân do Agribank ban hành. Thẩm định tín dụng là bước đầu tiên quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Các nội dung trong báo cáo thẩm định đánh giá được về nhân thân, mục đích vay vốn, tính khả thi phương án, nguồn trả nợ, tình trạng tài sản bảo đảm. Qua đó giúp người quản lý khoản vay có cái nhìn tổng quát về khách hàng, các rủi ro có thể xảy ra, các biện pháp khắc phục. Các báo cáo thẩm định khi cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thường được làm theo gợi ý có sẳn theo quy định cho vay của Agribank, vì thế sự chi tiết trong báo cáo thẩm định thường không nhiều, đánh giá về khách hàng thường mang tính chung chung, tiềm ẩn rủi ro không đánh giá hết được.

Trung Quảng Bình được thực hiện khá tốt, với một thang điểm và hướng dẫn đánh giá và thẩm định cụ thể. Tuy nhiên việc xếp hạng tín dụng chủ yếu dựa theo thông tin mà khách hàng cung cấp và trình độ cũng như đạo đức của CBTD nên kết quả này là chưa đúng với tình hình thực tế nếu thông tin khách hàng là không minh bạch và có sự trợ giúp của CBTD quản lý khoản vay.

Thông qua thực tế với các số liệu thu thập và tổng hợp được, rủi ro tín dụng KHCN của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình được phân loại qua một số các tiêu chí như sau :

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 50 - 54)