Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 68 - 69)

- Các dấu hiệu khác:

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung trong thời gian qua từ 2018 -2020 công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình được quan tâm đúng mức và có những chuyển biến theo hướng tích cực so với trước đây, cụ thể là:

- Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chính cho chi nhánh, từ đó tích cực nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.

- Luôn tuân thủ quy trình và các chính sách tín dụng, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, từ đó trách nhiệm của các bộ phận được xác định cụ thể hơn trong kinh doanh tín dụng, góp phần tăng cường khả năng chủ động phòng ngừa rủi ro của chi nhánh.

- Ngoài ra chi nhánh cũng quan tâm thường xuyên đến công tác quản trị rủi ro trong các nghiệp vụ cụ thể liên quan đến tín dụng, phân tích chất lượng tín dụng, phân tích nợ xấu, nợ tồn đọng khó đòi để có biện pháp ứng phó kịp thời nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.

- Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng đã được chú trọng hơn: việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tuy chưa thực sự chính xác nhưng đã được Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình triển khai đầy đủ hơn theo các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro cũng được ban lãnh đạo Chi nhánh quan tâm sát sao, chỉ đạo cán bộ tìm mọi biện pháp để thu hồi.

- Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đã được tăng cường: tiến hành phân tích để đưa ra cảnh báo rủi ro. Thực hiện nghiêm túc công tác rà soát lại các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, sàng lọc những khách hàng có tình hình tài chính tốt, uy tín để tiếp tục cho vay, giảm dần dư nợ đối với những khách hàng yếu kém.

- Một số công cụ quản trị rủi ro tín dụng cơ bản đã và đang được triển khai khá nề nếp như: Hệ thống chấm điểm và phân loại rủi ro đối với khách hàng, Xác định giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, Hệ thống văn bản quản lý rủi ro tín dụng …

- Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường: gồm trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm…

- Chất lượng CBTD được Ban lãnh đạo quan tâm; Hội nghị chuyên đề tín dụng và Hội nghị tập huấn tín dụng liên tục được tổ chức. Nội dung chính của các Hội nghị là cung cấp các kiến thức và thông tin mới về quản lý rủi ro, tập huấn về phương pháp thẩm định và quản lý nợ vay mới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 68 - 69)