Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 73)

- Các dấu hiệu khác:

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù có những tiến bộ trong kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần hạn chế khắc phục cơ bản sau:

- Chính sách khách hàng: Khách hàng của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình bao gồm: tất cả các đối tượng là tổ chức, xã hội, cá nhân trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, địa bàn hoạt động của chi nhánh. Với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng lớn, trải dài từ các phường đến nông thôn do vậy Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đã giữ vững và tăng trưởng được thị phần của mình. Tuy nhiên, trong số các khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank, Ngân hàng chưa có chính sách phân loại, chọn lọc khách hàng lớn, khách hàng truyền thống có uy tín do vậy chưa có chính sách ưu tiên đối với những khách hàng này. Do vậy, Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình sẽ gặp khó khăn vì giữa các TCTD có sự cạnh tranh quyết liệt nhằm lôi kéo khách hàng bằng cách hạ thấp các điều kiện vay vốn. CBTD của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình bị động trong việc tiếp xúc, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, một số cán bộ trong chờ số lượng khách hàng tự tìm đến ngân hàng.

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng : Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đã quy định quyền phán quyết tín dụng cho chi nhánh nhằm quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng. Theo đó, chi nhánh chỉ được phép phê duyệt tín dụng đối với

các khoản cấp tín dụng trong phạm vi 15 tỷ đồng đối với khách hàng là doanh nghiệp và 8 tỷ đồng đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp các khoản vay vượt mức quyền phán quyết trên thì chi nhánh trình lên chi nhánh cấp trên quyết định.

Chi nhánh không tập trung dư nợ vào số ít khách hàng nào tuy nhiên việc cho vay 05 tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ (có phê duyệt của ngân hàng cấp trên) dẫn đến tổn thất lớn khi rủi ro xảy ra.

- Chính sách lãi suất, phí tín dụng : Trong giai đoạn từ 2018-2020, lãi suất tín dụng ổn định, không có biến động lớn và có xu hướng ngày càng giảm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Agribank. Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đã liên tục điều chỉnh lãi suất tín dụng chung cho tất cả các khách hàng trên cơ sở mức quy định cho phép áp dụng của Agribank. Việc quy định một lãi suất chung cho tất cả các đối tượng vay vốn mà bỏ qua sự khác biệt về quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, mục đích sử dụng vốn khác nhau của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình gặp không ít bất lợi nếu các TCTD khác trên địa bàn có những ưu đãi và hạ thấp điều kiện vay vốn.

- Chính sách thời hạn, kỳ hạn nợ : Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình căn cứ mục đích vay vốn và nguồn trả nợ để quyết định thời hạn phù hợp của các khoản tín dụng. Theo đó, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) chiếm gần 50% tổng dư nợ, chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm hơn 50% tổng dư nợ là các khoản cho vay mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, xây dựng nhà ở … Tuy nhiên, việc quy định của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình về kỳ hạn nợ không được chặt chẽ. Nhiều khoản vay CBTD đó bỏ qua tính toán các nguồn thu của khách hàng; cho vay trung hạn nhưng kỳ hạn nợ được phân trả một lần vào kỳ cuối hay phân kỳ trả lãi dài (có trường hợp lên đến 12 tháng một lần) ảnh hưởng khả năng thu hồi nợ, kỳ hạn trung bình càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao.

- Chính sách đối với tài sản có vấn đề: Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đã chỉ đạo khá sát sao đối với các khoản nợ có vấn đề: Thường xuyên, Ban lãnh đạo đã triệu tập CBTD có nợ xấu trên 5%, phân tích nguyên nhân; trách

nhiệm của từng cán bộ để đưa ra các giải pháp thanh lý hoặc khai thác. Tuy nhiên Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình không có bộ phận chuyên trách giải quyết các tài sản có vấn đề nên khó khăn trong hạn chế, khắc phục nợ có vấn đề bởi vì chính sách giải quyết nợ xấu liên quan đến nhiều bên không chỉ giữa khách hàng, ngân hàng mà còn liên quan đến chính quyền địa phương, toà án, cơ quan thi hành án …

- Thực trạng công tác Phân tích, đánh giá và phát hiện nợ có vấn đề tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình còn hạn chế bởi vì :

+ Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình không có mô hình riêng để phân tích rủi ro khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn, tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Dẫn đến việc có thể cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng, và nguy cơ dẫn đến nợ xấu cao hoặc thu hồi nợ bằng thanh lý tài sản.

+ Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức độ tổn thất dự kiến đối với từng khoản vay, từng khách hàng cũng như chưa đánh giá được rủi ro danh mục.

+ Chưa đánh giá được xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến để đánh giá rủi

ro khoản vay. Đa số, việc đánh giá phương án vay vốn của khách hàng dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh được khách hàng cung cấp. Tình hình thực tế là các CBTD không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, mặc nhiên thừa nhận việc báo cáo kế toán không đầy đủ, rõ ràng, chưa được kiểm toán của doanh nghiệp.

+ Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình chưa đánh giá được rủi ro

danh mục đầu tư, đây là thiếu sút quan trọng, việc xác định rủi ro cấp độ rủi ro danh mục đầu tư sẽ là tiêu chí mạnh mẽ để Ban Giám đốc có sự phân bổ chỉ tiêu hợp lý, tránh cho vay những lĩnh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao, khả năng tổn thất lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tín dụng KHCN, kinh doanh là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng được các NHTM chú trọng trong những năm gần đây. Đi kèm với những hoạt động đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân là sự gia tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đồng thời cũng phát sinh nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng vì vậy công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN đều được các ngân hàng ngày càng chú trọng.

Trong năm 2019, chất lượng tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình bị giảm sút, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao và có xu hướng gia tăng. Sang năm 2020, tình hình có nhiều biến chuyển tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, vì vậy yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng vẫn là yêu cầu hết sức cấp bách trong thời gian tới đối với Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình. Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng công tá quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đồng thời cũng đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân.

Từ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng được đúc kết tại chương 1 kết hợp với việc phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại chương 2 từ đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp, đề xuất trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 73)