Kiến nghị đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình * Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 120)

- Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình tiếp tục duy trì và phát triển

3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình * Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

* Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng là hết sức quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, đa

phần cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình là cán bộ không được đào tạo chính thức, bài bản về nghiệp vụ kiểm toán, khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin không cao nên chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không được tốt lắm.

Trong thời gian tới, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình nên quan tâm hơn đến công tác này; xây dựng chính sách, cán bộ làm công tác này phải có đạo đức, năng lực, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kiểm toán đồng thời thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật cho bộ phận kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp. Quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát nội bộ, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Quan tâm hơn nữa công tác phúc tra, và công tác sửa sai sau kiểm tra kiểm soát. Tránh việc sau khi kiểm tra xong thì mọi việc vẫn như cũ, công tác sửa sai chỉ được báo cáo bằng giấy, sai sót vẫn bị lặp lại nếu tiếp tục kiểm tra.

* Tiêu chuẩn hóa và có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tín dụng:

Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình cần xây dựng một bộ quy định đối với cán bộ tín dụng, yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc, tuân thủ tuyệt đối quy định đối với một cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình cũng cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong việc thực hiện và tuân thủ các quy định. Có như vậy, không những giữ được phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hiện nay, các NHTM cổ phần đang cố gắng chiêu dụ những cán bộ ngân hàng có năng lực và kinh nghiêm về đầu quân cho họ. Do vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình cần có những chính sách đãi ngộ tốt hơn để

tránh việc chảy máu chất xám.

Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình cần biểu dương, khen ngợi, tưởng thưởng xác đáng cả về vật chất lẫn tinh thần, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật; phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Agribank sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nguyên nhân thực trạng đã phân tích ở chương hai kết hợp với định hướng hoạt động của Agribank trong thời gian tới, chương ba tác giả đã đề xuất một số giải pháp trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình nhằm khắc phục các hạn chế cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh, đồng thời cũng mạnh dạn có những kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tín dụng nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN nói riêng.

KẾT LUẬN

Với các ưu điểm dễ phân tán được rủi ro tín dụng, áp dụng được lãi suất cao, tiềm năng chưa khai thác còn rất lớn…đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân kinh doanh là một trong những định hướng kinh doanh quan trọng của các NHTM hiện nay trong đó có Agribank. Với việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCN thì quản lý rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng là một yêu cầu quan trọng. Đặc biệt đối với Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình với nền tảng khách hàng tín dụng KHCN khá lớn thì việc đảm bảo hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN càng trở nên cần thiết.

Luận văn đã nghiên cứu các lý luận về tín dụng KHCN và quản trị rủi ro tín dụng KHCN trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh cũng như những nhân tố ảnh hưởng. Luận văn cũng đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình qua ba năm 2018-2020 đồng thời những kết quả đạt được, một số tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN cũng được phân tích và phản ánh một cách rõ nét.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp có tính đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN trong hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình cũng như kiến nghị với NHNN Việt Nam.

Do những hạn chế về mặt thời gian, cũng như mặt nhận thức, mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng bài viết của tác giả không tránh khỏi còn sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ Thầy, Cô về bài viết của mình.

1. Thạch Việt Anh (2020), Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Láng Hạ”. Luận văn thạc sĩ QTKD, Trường Đại học Ngoại thương.

2. Hồ Đình Hà (2012), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại CN Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ QTKD, Đại học Duy Tân.

3. Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thương mại, Tạp chí Phát triển kinh tế TP HCM, 06- 2008.

4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải.

5. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 6. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê.

7. Nguyễn Đức Diễm My (2018) đã bảo vệ thành công tại với đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam”. Luận văn Thạc sĩ QTKD, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Sổ tay tín dụng.

10.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2017), Tài liệu tập huấn chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

11.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2018-2020.

12.Hoàng Thu Trang (2018), Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

14.Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w