Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN * Bảo hiểm tín dụng:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 86 - 88)

- Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình tiếp tục duy trì và phát triển

3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN * Bảo hiểm tín dụng:

* Bảo hiểm tín dụng:

Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình nói riêng có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau :

- KH vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà KH gặp rủi ro không có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đã và đang khuyến khích KH mua bảo hiểm “Bảo an tín dụng” cho khoản vay của mình tuy nhiên sản phẩm bảo hiểm này chỉ bảo hiểm cho khoản vay lên đến 200 triệu và Công ty bảo hiểm chỉ thực hiện bảo hiểm khi KH bị tai nạn (về con người) mất khả năng trả nợ.

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

- Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.

Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi đó nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho KH nên nhiều KH cũng như ngân hàng không mấy hứng thú trong việc mua và sử dụng bảo hiểm tín dụng.

* Cơ cấu lại nợ cho KH:

phải là bất khả kháng, KH còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, có thiện chí trả nợ có phương án sản xuất kinh doanh mới hiệu quả và khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh được Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng bình đánh giá là có khả năng trả nợ theo kỳ hạn được điều chỉnh thì Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho KH nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho KH có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

* Bán nợ cho công ty quản lý tài sản (VAMC):

Theo tinh thần của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông thư 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì Tổ chức tín dụng có nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên phải bán nợ cho VAMC. Đây là một chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng; giúp các tổ chức tín dụng giảm bớt gánh nặng về tài chính, có thời gian và điều kiện để cơ cấu lại nợ của ngân hàng. Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình nên tranh thủ bán tất cả các khoản nợ xấu khó thu hồi hoặc thu hồi được phải mất thời gian khá lâu (>3 năm) nhằm:

- Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới tỷ lệ cho phép;

- Sử dụng trái phiếu đặc biệt vay tái cấp vốn từ NHNN để thực hiện đầu tư cho nền kinh tế;

- Có thêm thời gian để thực hiện các biện pháp thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu khó đòi, các khoản nợ do KH cố ý chây ỳ, không hợp tác.

* Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng theo Quyết định số 493/QĐ/NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh của Chi nhánh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời, cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ,

thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

3.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w