Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 65 - 68)

- Các dấu hiệu khác:

2.2.4. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

thực hiện đa dạng hóa cho vay theo nhiều gói sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, đa dạng, phù hợp với nhu cầu vay vốn của các cá nhân khác nhau. Hiện nay cho vay tiêu dùng đang được Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đẩy mạnh do mức sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Đây là lĩnh vực cho vay được đánh giá là có thể kiểm soát được rủi ro tốt hơn so với cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh

Mua bảo hiểm: Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm không phải là bất động sản thì khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm với mức tối thiểu bằng khoản vay.

2.2.4. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN của Agribank chinhánh Quang Trung Quảng Bình nhánh Quang Trung Quảng Bình

- Tài trợ rủi ro bằng nguồn xử lý nợ xấu

Thu hồi nợ xấu là biện pháp tích cực nhất được áp dụng nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng phát sinh, CBTD trực tiếp quản lý món vay là người thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ, khi nợ xấu phát sinh, CBTD trực tiếp thương thảo với khách hàng nhằm đưa ra các phương án xử lý và được ghi nhận thông qua các biên bản làm việc.

-Tài trợ rủi ro bằng nguồn phát mại TSĐB

Đây là biện pháp chủ yếu để tài trợ rủi ro tại chi nhánh. Ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận phương thức xử lý TSĐB, phương thức thường được sử dụng là:

- Thỏa thuận để khách hàng tự tìm đối tác để bán TSĐB trong một thời gian nhất định.

- Ngân hàng khởi kiện việc vi phạm hợp đồng vay vốn ra Toà án, căn cứ vào bản án để đưa ra Cơ quan thi hành án để xử lý TSĐB.

* Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm

Đối với các khoản vay có mua bảo hiểm thì khi rủi ro xảy ra, ngân hàng là đơn vị thụ hưởng phần đền bù của các công ty bảo hiểm, phần thu này sẽ được hạch

toán để bù đắp rủi ro. Kết hợp với công ty Bảo hiểm của Agribank (ABIC), Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình quy định nhóm khách hàng vay có mức độ rủi ro cao như cá nhân vay tiêu dùng, đóng tàu, cầm cố xe ô tô, máy móc, thiết bị, công trình … phải mua bảo hiểm mới được giải ngân.

* Tài trợ bằng việc trích lập dự phòng:

Tại Agribank nói chung, Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình nói riêng, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD dựa trên nguyên tắc phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác; cho vay gắn liền với đảm bảo an toàn và phát triển ổn định, bền vững theo đúng quy định của NHNN. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng KH theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng để thực hiện phân loại nợ. Việc phân loại nợ được thực hiện mỗi quý một lần chậm nhất là vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo, Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình căn cứ vào kết quả phân loại nợ tại ngày cuối cùng của quý trước để thực hiện trích lập dự phòng; riêng quý IV, chậm nhất là ngày 10 tháng 12 Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm phân loại nợ tại thời điểm cuối ngày 30/11.

Hiện tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đang thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dung theo văn bản 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên về ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín trong hoạt động của Agribank. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 thay thế cho Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/03/2012 của Hội đồng thành viên.

- Dự phòng chung: Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4.

- Dự phòng cụ thể: Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên như sau:

Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Riêng đối với khoảng nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, Hội đồng thành viên

hướng dẫn trích lập dự phòng theo khả năng tài chính của Agribank trong từng thời kỳ.

* Tài trợ rủi ro bằng hoạt động bán nợ

Agribank bán nợ cho VAMC về bản chất là làm sạch nợ trong bảng cân đối, Chi nhánh vẫn phải thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên trong các năm qua Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình chưa bán được món vay nào cho VAMC.

Một số phương pháp phòng ngừa khác như: mua bán nợ, chứng khoán hóa chưa được triển khai tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình do tỉnh Quảng Bình chưa điều kiện để triển khai và khách hàng của chi nhánh chưa có điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Bảng 2.11. Kết quả xử lý nợ có vấn đề của chi nhánh

ĐVT: triệu đồng TT Phương thức xử lý 2018 2019 2020 Số khách hàng Số tiền kháchSố hàng Số tiền kháchSố hàng Số tiền 1 Thanh lý 5 6.400 7 7.550 13 9.349 Bán tài sản 5 6.400 7 7.550 13 9.349 Nhận tài sản 0 0 0 0 0 0 2 Khởi kiện 0 0 8 36.260 4 13.875 3 Xử lý bằng nguồn dự phòng 1 1.064 8 11.895 14 37.946 Tổng cộng 6 7.464 15 55.705 31 61.170

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Agribank Chi nhánh Quang Trung năm 2018- 2020)

Với những giải pháp Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình đã thực hiện, kết quả là trong giai đoạn các năm từ 2018-2020, dư nợ tín dụng tăng liên tục qua các năm; tỷ lệ nợ xấu mặc dù tăng cao so với trước tuy nhiên chỉ tập trung nhóm đối tượng khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ; chất lượng tín dụng các đối tượng, khách hàng khác của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình được kiểm soát rủi ro trong phạm vi cho phép.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH (Trang 65 - 68)