- Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình tiếp tục duy trì và phát triển
3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng KHCN
Các NHTM hiện nay đang thực hiện phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây là các tiêu chí phân loại nợ theo phương pháp định lượng, cụ thể là căn cứ vào thời gian quá hạn của các khoản nợ mà phân loại vào các nhóm nợ phù hợp. Hạn chế của phương pháp này là để đến khi rủi ro đã xảy ra tức là đã phát sinh nợ quá hạn ngân hàng mới tiến hành phân loại nợ theo cấp độ rủi ro và trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro. Trên thực tế hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều trường hợp khoản
vay chưa đến hạn nhưng người vay đã mất khả năng thanh toán. Nếu tính theo phương pháp định lượng thì phải mất một thời gian mới đưa khoản nợ này vào nhóm 5 để trích dự phòng 100% và việc chuyển nhóm nợ phải thực hiện tuần tự từ nhóm 1 đến nhóm 5. Trong thời gian này có thể xảy ra them một số rủi ro như khách hàng bỏ trốn, tài sản bảo đảm bị mất giá dẫn đến khi xử lý tài sản không đủ để thu hồi nợ.
Do vây tác giả đề xuất giải pháp phân loại nợ theo phương pháp định tính. Phương pháp này được áp dụng đối với cho vay KHCN và thực hiện ngay khi bắt đầu chấp nhận cho vay:
- Đối với các khoản vay lớn, các khoản vay mới và các khoản vay có vấn đề cần phải được đánh giá thường xuyên hơn thay vì kiểm tra định kỳ sau khi cho vay. Khi áp dụng phương pháp này, đối với những khoản vay còn trong hạn nhưng khi phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, phương án tiêu dùng của người vay, tùy vào mức độ mà ngân hàng có thể lập tức phân loại nợ vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng.
- Khi khách hàng trì hoãn việc thanh toán nợ cho ngân hàng một cách chính thức hoặc ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì ngân hàng tiến hành phân loại nợ vào nhóm 5 mặc dù khoản nợ đó chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 360 ngày. Điều này giúp chi nhánh đưa ra biện pháp thu hồi nợ nhanh hơn, giảm thiểu chi phí trích lập dự phòng.
- Trên cơ sở các tiêu chí phân loại các nhóm nợ theo phương pháp định tính, chi nhánh tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng với mức trích tương tự theo phương pháp định lượng giúp cho việc tài trợ rủi ro của chi nhánh sẽ chủ động và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn hiện nay.