6. Kết cấu của luận văn
1.2.3 Các công cụ quản lý tài chính tại cơ sở GDNN công lập
1.2.3.1 Công cụ chính sách pháp luật
Hệ thống pháp luật của Nhà nước:
Bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các cơ sở GDNN công lập. Các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, là hành lang pháp lý cho các hoạt động tài chính ở các trường. Hệ thống chính sấch pháp luật của nhà nước thực hiện theo hướng tạo điều kiện phát huy quyền TCTC cho các cơ sở GDNN công lập thì đó sè là động lực nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính cùa mỗi trường.
Chính sách của cơ quan quản lý trực tiếp:
Sự đồng bộ của chính sách quản lý tài chính là nhân tố quyết định đến mục tiêu cùa cơ chế TCTC trong các đơn vị. Cùng với việc Chính Phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ theo các Quyết định, Nghị định, các Bộ ban hành các Thông tư hướng dẫn khác phục vụ cho công tác quản lý trong đơn vị nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng cho phù hợp với hoạt
động của từng loại đơn vị. Ngày 14/2/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 16 thay thế NĐ/43 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập. Neu sự ban hành các chính sách tài chính không thống nhất, không đồng bộ và chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình đơn vị và từng lĩnh vực thì các đơn vị sẽ gặp khó khàn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ. Nếu thực hiện theo văn bản hướng dẫn này thì lại trái với vàn bản hướng dẫn khác. Do vậy sự đồng bộ của hệ thống chính sách Nhà nước ban hành là một trong những nhân tố, điều kiện tiên quyết đề thực hiện cơ chế tự chủ trong đơn vị.
1.2.3.2 Công tảc kế hoạch và phương án tự chủ
Đây là công cụ đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính, nó bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của Nhà trường được thực hiện theo mục đích, kế hoạch đã đặt ra. Căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác cùa năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch cho trường. Dựa vào số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa đầu tư tài sản của năm báo cáo làm cơ sở dự kiến năm kế hoạch.
Không riêng gì các trường đối với tất cả các đơn vị, phương án tự chủ chính là định hướng, kế hoạch của vấn đề TCTC. Nếu như phương án tự chủ đặt ra chỉ tiêu quá cao hay quá thấp đều làm cho việc thực hiện tự chủ không sát với thực tế, khó đảm bảo tính phấn đấu trong đơn vị. Với mỗi đơn vị cần phải nghiên cứu kỹ lường thực chất của đơn vị mình, xem xét các định mức quy định một cách chi tiết từ đó đặt ra phương án tự chủ và các định mức của quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp thì mới đảm bảo được tính tự chủ trong tài chính lại vừa phát triển được đơn vị cả về tập thể đơn vị và về cá nhân từng cán bộ ccvc. Với mỗi một đơn vị cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thực chất của đơn vị mình, xem xét các định mức quy định một cách chi tiết từ đó đặt ra phương án tự chù sao cho phù hợp.
1.2.3.3 Quỵ chế chi tiêu nội bộ
Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định. Việc
xây dựng quy chê chi tiêu nội bộ nhăm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguôn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý. Với quy chế chi tiêu nội bộ, nếu thắt chặt quá sẽ làm cho người lao động cảm thấy không được động viên một cách thích đáng, còn nếu thả lỏng quá sẽ làm tăng chi không hợp lý, nhiều khả năng không đáp ứng yêu cầu cùa tự chủ.
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tồ chức bộ máy, biên chế và tài chính các cơ sở GDNN công lập tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và đơn vị cấp trên thực hiện kiếm• 9 9 9 9 1 9 9
tra, kiểm soát.
1.2.3.4 Hạch toán kế toán, kiêm toán
Hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý, đòi hỏi công tác ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phí cua Trường phải kịp thời, chính xác.
Nhà trường thông qua công tác kiểm toán có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc giừ gìn và sử dụng tài sản, sừ dụng kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính sách, kinh tế của Nhà nước và của Nhà trường.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do một đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật. Trong đó các quy định để kiềm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đơn vị.
Trong một ĐVSN có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sè giúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi rất nhiều. Nó đảm bảo cho công tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức, hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, đúng chế độ quy định, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết
lập đây đủ, đông bộ, chặt chẽ, giúp đơn vị phát hiện kịp thời mọi sai sót, ngăn chặn hữu hiệu hành vi gian lận trong công tác tài chính.
7.2.3.5 Thanh tra, kiêm tra
Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của các đơn vị. Đồng thời phát hiện ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính cho nên cần thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên nhàm giúp cho các trường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Nguyên tắc tự kiểm tra hệ thống thông tin tài chính cũng như việc tổ chức kiểm tra tài chính trong nội bộ các đơn vị có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó đảm bảo thông tin tài chính được cung cấp kịp thời, chính xác, đúng với chế độ chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính
1.2.3.6 Tố chức hộ máy quản lỷ tài chính
Con người là nhân tố trung tâm cùa bộ máy quản lý. Trong quản lý nói chung và trong quản lý tài chính nói riêng năng lực cán bộ là yếu tố quyết định. Hiệu trưởng Nhà trường là người có vai trò quan trọng, quyết định công tác tài chính.
Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công việc để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của trường ngày càng đi vào quy trình nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của nhà nước góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của trường.
Cơ chế tự chủ đã cho phép ĐVSN công lập được thành lập hay sáp nhập, giải thể các tố chức sự nghiệp trực thuộc để thực hiện hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể cho các tổ chức trực thuộc này. Cơ chế TCTC sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của ĐVSN tuỳ thuộc vào năng lực, trình độ, của người vận dụng nó người quản lý. Họ là những người đề ra cơ chế TCTC cho các đơn vị thực hiện. Đối với đơn vị việc thực hiện cơ chế TCTC lại phụ thuộc vào ý chủ quan của người lãnh đạo, người làm công tác quản lý tài chính. Người sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị từ lãnh đạo cho đến cán bộ quản lý
cần thiết phải có trình độ, chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn tài chính.