Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải thăng long (Trang 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Từ những phân tích trên thấy được các công cụ quản lý tài chính có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý tài chính của đơn vị. Mỗi công

cụ tài chính có những đặc điêm khác nhau và được vận dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm một hướng là nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Việc sử dụng các công cụ tài chính có hiệu quả sẽ giúp đơn vị tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí. Ngược lại, sử dụng các công cụ tài chính còn nhiều bất cập thì kết quả quản lý tài chính cũng có nhiều điểm còn hạn chế.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong nhừng năm qua, công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Nhà trường còn có một số hạn chế như sau:

Hạn chế trong công tác lập kế hoạch, tuyên sinh

Công tác lập kế hoạch tuyến sinh còn chưa được chính xác, kịp thời. Nhà trường vẫn muốn duy trì những ngành nghề truyền thống, không còn phù họp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là một số ngành nghề nặng nhọc.

Chính vì kế hoạch tuyển sinh đặt ra không sát với thực tiễn, nên phương án tự chủ ổn định mà Nhà trường xây dựng cũng không thực hiện được. Xây dựng phương án tự chủ kém linh hoạt, không có kịch bản thay thế trong trường hợp môi trường biến động xấu.

Hạn chế trong quy chế chi tiêu nội hộ

Thời gian áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ chưa phù hợp. Qua mồi năm tài chính, với nhiều biến động về giá cả, mức lương cơ sở, ... mà các khoản thu của đơn vị không thay đổi về giá. Giá đào tạo không tăng, dẫn tới mức tiết kiệm các khoản chi sẽ chỉ giảm dần. Nhà trường chưa xây dựng mức giá đào tạo phù hợp với cơ chế thị trường.

Quy định về nguồn chi: khoản chi lương chưa hợp lý, Nhà trường vẫn xây dựng thang bảng lương, cách tính lương theo hệ số. Chưa xây dựng được cách tính lương theo hiệu quả hoạt động các nguồn thu.

Hạn chế trong công tác tự kiêm tra, kiêm soát nội bộ

Lãnh đạo đơn vị chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của KTNB trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm, qua đó có những hỗ trợ cần thiết, giúp bộ phận KTNB có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động tại đơn vị. Hoạt động

kiêm tra, kiêm toán nội bộ Nhà trường chưa được tiên hànhthường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiếm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản các trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp. Chưa có văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.

Hạn chế về tô chức hộ máy quản lỷ tài chính

Do hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính nên việc cải tiến công tác quản lý trong lĩnh vực tài chính kể toán thực hiện chậm và việc tin học hóa các hoạt động quản lý tài chính trong trường chưa phát huy hiệu quả. Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính yếu trong dự báo yếu phân tích tài chính, chưa có chiều sâu trong chuyên môn, nghiệp vụ.

Nguyên nhân:

Chủ quan từ phía Trường TCN GTVT Thăng Long

Do chưa xác định được sự chính xác, đúng đắn phương hướng, chiến lược phát triển của đơn vị để từ đó xây dựng mục tiêu và các giải pháp quản lý tài chính cho phù hợp. Việc ban hành các văn bản quy định tiêu chí cụ thế đế đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động của đơn vị chưa được ban hành, chưa có hệ thống đánh giá kết quả thích họp nên trong quá trình thực hiện còn vướng mắc, lúng túng, không có căn cứ để đánh giá, kiếm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Cơ sở vật chất của trường cũ kỹ, tài sản trang thiết bị dạy học sử dụng đã lâu, lỗi thời. Thường là thời Liên xô cũ để lại mà hiện nay Nhà trường vẫn sử dụng để dạy học.

Một số cán bộ ccvc chưa có sự linh hoạt trong công tác tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động dịch vụ để tăng nguồn thu, chưa chủ động trong nguồn thu, đặc biệt tăng nguồn thu từ hoạt động liên kết, dịch vụ. Chưa có tính tiết kiệm cao trong chi tiêu còn mang nặng tính bao cấp.

Chưa chú trọng phát triển nguồn năng lực nhất là đội ngũ làm công tác kế toán tài chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến trực tiếp tới việc thực hiện kế

hoạch tài chính của đơn vị.

Trong công tác tài chính các đơn vị trực thuộc trong Nhà trường chưa thực sự phối hợp với nhau, chưa phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán tài chính, chưa quan tâm đúng mức coi công tác tài chính là cũa phòng kế toán tài chính và của thủ trưởng đơn vị.

Công tác dự báo tài chính chưa thực sự quan tâm, dự báo mang tính hình thức

Công tác báo cáo quyết toán chưa chú trọng công tác phân tích đánh giá, chưa có người chuyên sâu việc tổng hợp số liệu, phân tích số liệu.

Công tác kiểm soát nội bộ chưa chú trọng, chưa xây dựng chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc do đó công tác kiểm soát nội bộ cũng chưa phát huy được tác dụng.

Khách quan:

Chưa có sự quan tâm đúng mức của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên, chưa có hướng dẫn cụ thề việc xây dựng các tiêu chí cơ bản đề làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, trên cơ sở đó làm căn cứ để 1 • • • • • • S đánh giá về tính hiệu quà của công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị.

Lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước chưa quan tâm đúng mức đề đàu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề.

Mức giá chung trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, không ngừng gia tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số khoản chi trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không còn phù hợp.

Do người học chưa chú trọng quan tâm học nghề, coi học nghề là việc nặng nhọc, việc cạnh tranh trong tuyển sinh rất cao.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, luận văn đã làm rõ được những vân đê sau:

Một là: Trình bày khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tố chức, chức năng nhiệm vụ và tình hỉnh hoạt động những năm gần đây của Trường TC GTVT Thăng Long

Hai là: Nêu thực trạng nội dung quản lý tài chính và thực trạng sử dụng các công cụ quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Nhà trường giai đoạn 2018-2020.

Ba là: Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị giai đoạn 2018-2020, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO cơ CHÉ Tự CHỦ TẠI TRƯỜNG TCN GTVT THÁNG LONG

4.1 Định hướng phát triên của Nhà trường trong thời gian tói

4.1.1 Mục tiêu chung

Nhà trường đã từng bước đổi mới, phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và chất lượng đào tạo đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ. Là địa chỉ đào tạo nghề có uy tín, làm tốt chức năng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ có chất lượng cao cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long trước đây và cung cấp nguồn nhân lực thợ lặn cho toàn đất nước.

Với mục tiêu chung là “phát huy mọi nguồn lực, tạo những bước đột phá về quy mô và chất lượng đào tạo, đến năm 2023 trở thành trường dạy nghề chất lượng cao với ít nhất 2 nghề đạt chuẩn Quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục đào tạo nghề Việt Nam”. Đặc biệt phát triển nghề lặn đặc thù, truyền thống là ngành nghề mũi nhọn. Phát triền nghề lặn hàn dưới nước, và nghề lặn chứng chỉ quốc tể Lloyds.

Mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học cao đẳng, các cơ sở kỹ thuật, cơ sở dạy nghề, các công ty xuất khẩu lao động, các công ty lặn biển, các doanh nghiệp trong và ngoài Thành phố Hà Nội. Liên kết với các trường trong khu vực ASEAN để tham gia đào tạo nghề trọng điểm.

Đào tạo gắn với sử dụng, Nhà trường gắn với doanh nghiệp là xu thế tất yếu, nhất là trong giai đoạn khoa học-kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng như

hiện nay.

Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý cả về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Hoàn thiện việc xây dựng bộ giáo trình lặn quy chuấn.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đặc biệt là các thiết bị đào tạo nghề lặn, nghề hàn.

Đoàn kết cùng nhau đưa ra phương hướng ứng phó với dịch bệnh Covid-19, chia sẻ vượt qua thử thách, đổi mới hình thức tuyển sinh và đào tạo phù hợp.

4.1.2 Mục tiêu cụ thê

Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức tạo nhân lực kỹ thuật ở các trinh độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động trong các doanh nghiệp, nguồn nhân lục đi xuất khẩu lao động nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả nàng tìm việc, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Giai đoạn 2021 - 2023: Đây là giai đoạn khó khăn cho tuyển sinh đào tạo nghề nói chung. Mặc dù vậy Nhà trường sẽ linh hoạt thay đối cách thức tuyển sinh cũng như là đào tạo. Quy mô đào tạo hằng năm phấn đấu:

Mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo (trên cơ sở ngành nghề truyền thống) và đa dạng hóa loại hình đào tạo (chính quy, không chính quy, tại chỗ, tại doanh nghiệp).

về xây dựng và phát triển đội ngữ giáo viên, giáng viên:

Từ năm 2021, 100% giảng viên, giáo viên đạt chuẩn quy định theo Thông tư Số: 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về chuyên môn, nghiệp vụ cùa Nhà giáo GDNN, Thông tư số: 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 100% giảng viên, giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ giảng dạy.

Giảng viên, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trên 100% số giờ dạy lý thuyết. Từ năm 2021, 100% giảng viên, giáo viên có trinh độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy các nghề trọng điếm về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới.

Xây dựng, phát triến và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo từng vị trí công tác trong trường, hướng tới hội nhập Quốc tế về dạy nghề. Đảm bảo

đội ngũ giáo viên chuyên sâu vê lý thuyêt, giỏi vê thục hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ thạc sỹ trở lên, đà qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề.

Mở các lóp tiếng Anh cho giáo viên, cán bộ quản lý sinh viên với sự tham gia giảng dạy của giáo viên giỏi trong và ngoài nước.

Tăng cường mời các nhà khoa học, cán bộ kĩ thuật giỏi trong các ngành kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối họp nghiên cứu, hội thảo, chuyền giao khoa học - Công nghệ.

Xây dựng cơ sở vật chất và kế hoạch tài chính.

Tãng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên.

Xây dựng một số xưởng thực hành, phòng học đa phương tiện kiểu mẫu đạt chuẩn quốc gia, mua sắm máy móc thiết bị dạy nghề.

Xây dựng mạng lưới thông tin, thư viện và thư viện điện từ đủ mạnh. Nâng cấp trang website của trường thành nguồn học liệu mở.

Đối mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Nhà trường “kỉ cương- tình thương- trách nhiệm”

Không ngừng đồi mới và sáng tạo trong quản lý. Thực hiện dân chủ hóa trường học. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát huy vai trò trung tâm của học viên, vai trò làm chủ của giảng viên và cán bộ phục vụ đào tạo.

4.1.3 Phương án tự chủ tài chỉnh giai đoạn 2021-2023

Đẻ có nguồn tài chính dồi dào đáp ứng các nhu cầu chi tiêu đơn vị và thực hiện tốt TCTC, Trường cần có mục tiêu và định hướng về thực hiện TCTC.

Xác định nguồn thu chủ yếu của Trường, tìm biện pháp khuyến khích tăng thu, giảm chi, tăng tự chủ nguồn tài chính. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với các chính sách kinh tế tài chính, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động của Trường.

Tính đúng, tính đủ, lập dự toán chính xác các khoản chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi các hoạt động dịch vụ... trên cơ sở

kê hoạch, tập trung và có tính hiệu quả.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, định mức thu chi tài chính là công cụ đo lường và kiếm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm của Trường.

Huy động mọi nguồn lực tài chính: nguồn viện trợ trong và ngoài nước, nguồn quà biếu tặng của các tồ chức cá nhân, nguồn vốn huy động trong trường, nguồn vốn vay tín dụng phục vụ xây dựng và từng bước chuấn hóa đào tạo nghề lặn.

Nhiệm vụ đề ra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp:

Theo Hội nghị tồng kết công tác năm 2020 và Triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 song các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đạt được kết quả tiến bộ. Cụ thể:

Công tác tuyển sinh năm 2020 trên 2,2 triệu người, đạt 100,9% kế hoạch năm, trong đó: Tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng 580 nghìn người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác 1,7 triệu người (đạt 101,2% kế hoạch năm).

Giai đoạn 2016-2020 tuyển sinh trên 11 triệu người, đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020.

Năm 2021, Tổng cục GDNN đặt ra mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Phấn đấu tuyển sinh 2,5 triệu người, trong đó: cao đẳng: 260 nghìn người; trung cấp: 340 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác:

1.900 nghìn người.

Căn cứ vào kế hoạch của toàn bộ Tống cục Giáo dục nghề nghiệp, Trường TCN GTVT Thăng Long xây dựng kế hoạch tuyển sinh, phương án tự chủ chù năm 2021. Trên kế hoạch của năm 2021 xây dựng cho 2 năm kể tiếp với mục tiêu là phát triển tuyển sinh mỗi năm phấn đấu tăng trung bình 10% so với năm kế trước.

Bảng 4.1: Kế hoạch tự chủ 3 năm giai đoạn 2021-2023 STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 I Các nguồn thu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải thăng long (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)