Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải thăng long (Trang 88)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.1 Mục tiêu chung

Nhà trường đã từng bước đổi mới, phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và chất lượng đào tạo đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ. Là địa chỉ đào tạo nghề có uy tín, làm tốt chức năng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ có chất lượng cao cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long trước đây và cung cấp nguồn nhân lực thợ lặn cho toàn đất nước.

Với mục tiêu chung là “phát huy mọi nguồn lực, tạo những bước đột phá về quy mô và chất lượng đào tạo, đến năm 2023 trở thành trường dạy nghề chất lượng cao với ít nhất 2 nghề đạt chuẩn Quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục đào tạo nghề Việt Nam”. Đặc biệt phát triển nghề lặn đặc thù, truyền thống là ngành nghề mũi nhọn. Phát triền nghề lặn hàn dưới nước, và nghề lặn chứng chỉ quốc tể Lloyds.

Mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học cao đẳng, các cơ sở kỹ thuật, cơ sở dạy nghề, các công ty xuất khẩu lao động, các công ty lặn biển, các doanh nghiệp trong và ngoài Thành phố Hà Nội. Liên kết với các trường trong khu vực ASEAN để tham gia đào tạo nghề trọng điểm.

Đào tạo gắn với sử dụng, Nhà trường gắn với doanh nghiệp là xu thế tất yếu, nhất là trong giai đoạn khoa học-kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng như

hiện nay.

Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý cả về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Hoàn thiện việc xây dựng bộ giáo trình lặn quy chuấn.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đặc biệt là các thiết bị đào tạo nghề lặn, nghề hàn.

Đoàn kết cùng nhau đưa ra phương hướng ứng phó với dịch bệnh Covid-19, chia sẻ vượt qua thử thách, đổi mới hình thức tuyển sinh và đào tạo phù hợp.

4.1.2 Mục tiêu cụ thê

Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức tạo nhân lực kỹ thuật ở các trinh độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động trong các doanh nghiệp, nguồn nhân lục đi xuất khẩu lao động nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả nàng tìm việc, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Giai đoạn 2021 - 2023: Đây là giai đoạn khó khăn cho tuyển sinh đào tạo nghề nói chung. Mặc dù vậy Nhà trường sẽ linh hoạt thay đối cách thức tuyển sinh cũng như là đào tạo. Quy mô đào tạo hằng năm phấn đấu:

Mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo (trên cơ sở ngành nghề truyền thống) và đa dạng hóa loại hình đào tạo (chính quy, không chính quy, tại chỗ, tại doanh nghiệp).

về xây dựng và phát triển đội ngữ giáo viên, giáng viên:

Từ năm 2021, 100% giảng viên, giáo viên đạt chuẩn quy định theo Thông tư Số: 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về chuyên môn, nghiệp vụ cùa Nhà giáo GDNN, Thông tư số: 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 100% giảng viên, giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ giảng dạy.

Giảng viên, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trên 100% số giờ dạy lý thuyết. Từ năm 2021, 100% giảng viên, giáo viên có trinh độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy các nghề trọng điếm về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới.

Xây dựng, phát triến và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo từng vị trí công tác trong trường, hướng tới hội nhập Quốc tế về dạy nghề. Đảm bảo

đội ngũ giáo viên chuyên sâu vê lý thuyêt, giỏi vê thục hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ thạc sỹ trở lên, đà qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề.

Mở các lóp tiếng Anh cho giáo viên, cán bộ quản lý sinh viên với sự tham gia giảng dạy của giáo viên giỏi trong và ngoài nước.

Tăng cường mời các nhà khoa học, cán bộ kĩ thuật giỏi trong các ngành kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối họp nghiên cứu, hội thảo, chuyền giao khoa học - Công nghệ.

Xây dựng cơ sở vật chất và kế hoạch tài chính.

Tãng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên.

Xây dựng một số xưởng thực hành, phòng học đa phương tiện kiểu mẫu đạt chuẩn quốc gia, mua sắm máy móc thiết bị dạy nghề.

Xây dựng mạng lưới thông tin, thư viện và thư viện điện từ đủ mạnh. Nâng cấp trang website của trường thành nguồn học liệu mở.

Đối mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Nhà trường “kỉ cương- tình thương- trách nhiệm”

Không ngừng đồi mới và sáng tạo trong quản lý. Thực hiện dân chủ hóa trường học. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát huy vai trò trung tâm của học viên, vai trò làm chủ của giảng viên và cán bộ phục vụ đào tạo.

4.1.3 Phương án tự chủ tài chỉnh giai đoạn 2021-2023

Đẻ có nguồn tài chính dồi dào đáp ứng các nhu cầu chi tiêu đơn vị và thực hiện tốt TCTC, Trường cần có mục tiêu và định hướng về thực hiện TCTC.

Xác định nguồn thu chủ yếu của Trường, tìm biện pháp khuyến khích tăng thu, giảm chi, tăng tự chủ nguồn tài chính. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với các chính sách kinh tế tài chính, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động của Trường.

Tính đúng, tính đủ, lập dự toán chính xác các khoản chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi các hoạt động dịch vụ... trên cơ sở

kê hoạch, tập trung và có tính hiệu quả.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, định mức thu chi tài chính là công cụ đo lường và kiếm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm của Trường.

Huy động mọi nguồn lực tài chính: nguồn viện trợ trong và ngoài nước, nguồn quà biếu tặng của các tồ chức cá nhân, nguồn vốn huy động trong trường, nguồn vốn vay tín dụng phục vụ xây dựng và từng bước chuấn hóa đào tạo nghề lặn.

Nhiệm vụ đề ra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp:

Theo Hội nghị tồng kết công tác năm 2020 và Triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 song các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đạt được kết quả tiến bộ. Cụ thể:

Công tác tuyển sinh năm 2020 trên 2,2 triệu người, đạt 100,9% kế hoạch năm, trong đó: Tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng 580 nghìn người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác 1,7 triệu người (đạt 101,2% kế hoạch năm).

Giai đoạn 2016-2020 tuyển sinh trên 11 triệu người, đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020.

Năm 2021, Tổng cục GDNN đặt ra mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Phấn đấu tuyển sinh 2,5 triệu người, trong đó: cao đẳng: 260 nghìn người; trung cấp: 340 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác:

1.900 nghìn người.

Căn cứ vào kế hoạch của toàn bộ Tống cục Giáo dục nghề nghiệp, Trường TCN GTVT Thăng Long xây dựng kế hoạch tuyển sinh, phương án tự chủ chù năm 2021. Trên kế hoạch của năm 2021 xây dựng cho 2 năm kể tiếp với mục tiêu là phát triển tuyển sinh mỗi năm phấn đấu tăng trung bình 10% so với năm kế trước.

Bảng 4.1: Kế hoạch tự chủ 3 năm giai đoạn 2021-2023 STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 I Các nguồn thu 1 Thu sự nghiệp 5,705 7,163 8,091

2 Sản xuất kinh doanh, dich vu 800 1,330 2,073

II Chi thường xuyên và TCTC

1 Tổng chi thường xuyên 4,965 6,374 7,370

2 Tổng chi SXKD&DV 1,524 1,755 2,050

3

Tổng nguồn thu SN, chênh lệch

thu chi SXKD 4,981 6,737 8,114

4 Mức độ đảm bảo chi thường

xuyên (%) 115%

112% 110%

5 Tỷ lệ tự chủ (% 5=3/1) 100% 106% 110%

\ r

(Nguôn: Phòng Kê toán — tài chính, Trường TCN GTVT Thăng Long)

Bảng 4.2: Kế hoạch nguồn tài chính giai đoạn 2021-2023

STT Hoạt động

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Số luợng học viên Thành tiền Số luợng học viên Thành tiền Số lượng học viên Thành tiền I Ngân sách NN cấp

II Nguồn thu sụ- nghiệp 5,705 7,163 8,091 1 Thu học phí TCN 115 1,950 127 2,190 141 2,526

1.1 Hê TCN lăn♦ • 15 1,350 17 1,530 20 1,800 1.2 Hê TCN khác 100 600 110 660 121 726

2 Thu hoạt động đào tạo ngắn hạn 200 3,705 497 4,718 654 5,310

2.1 Nghề lái máy 50 225 55 248 60 270 2.2 Nghề lặn thi công 70 2,100 70 2,100 70 2,100 2.3 Nghề lặn khâo sát 10 600 11 660 12 720 2.4 Nghề lặn hàn cắt dưới nước 10 600 11 660 12 720 2.5 Nghề hàn T1C,MIC... 60 180 350 1,050 500 1,500 3 Thu KTX 50 255 255

III Nguồn thu HĐSXKD&DV 800 1,330 2,073

3.1 Thu liên kết sử dụng phòng học 500 1,000 1,710

3.2 Dịch vụ cung ứng thợ lặn 250 275 303

3.3 Dich vu kiêm tra thân tàu• • 50 55 61

TỐNG = I + II + III 6,505 8,493 10,164

\ r

(Nguôn: Phòng Kê toán - tài chính, Trường TCN GTVT Thăng Long)

Bảng 4.3: Kế hoạch sủ’ dụng nguồn tài chính giai đoạn 2021-2023

STT Nội dung chi Năm

2021 Tỷ trọng % Năm 2022 Tỷ trọng % Năm 2023 Tỷ trọng % I CHI Sư NGHIẼP THƯỜNG XUYÊN• • 4,965 77% 6,374 78% 7,370 78%

1

Chi thanh toán cá nhân (tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản theo

lương...) 2,785 43% 2,924 36% 3,070 33%

2 Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn 1,980 31% 3,150 39% 3,900 41% 2.1 Chi phí chung(dịch vụ công cộng, vật tư, VPP, thông tin,...) 230 4% 500 6% 700 7% 2.2 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 1,000 15% 1,300 16% 1,550 16% 2.3 Chi phí sửa chữa TX phục vụ công tác chuyên môn 50 1% 150 2% 250 3% 2.4 Chi phí thuê MMTB, chuyên gia 700 11% 1,200 15% 1,400 15% 3 Các khoản chi phí khác(lễ, tiếp khách, công tác Đảng...) 200 3% 300 4% 400 4%

II CHIHOAT ĐÔNG SXKD&DV• • 1,524 23% 1,755 22% 2,050 22% 1 Chi phí Khấu hao TSCĐ 50 1% 100 1% 150 2% 2 Chi phí tiền lương và các khoản theo lương cán bộ quản lý 1,224 19% 1,285 16% 1,350 14% 3 Chi phí sửa chữa chống xuống cấp TSCĐ 50 1% 150 2% 300 3% 4 Chi phí khác: vật tư, tiền công, công tác phí,... 200 3% 220 3% 250 3%

TỔNG = 1 + 11 6,489 100% 8,129 100% 9,420 100%

\ r

(Nguôn: Phòng Kê toán - tài chính, Trường TCN GTVT Thăng Long)

Qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng vê quản lý tài chính theo cơ chê tự chủ tại Trường TCN GTVT Thăng Long hiện nay, một số giải pháp được tác giả đưa ra dưới đây nhằm hoàn thiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, góp phần đạt được các mục tiêu của việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị và có thể áp dụng chung đối với các ĐVSN công lập cũng như trong cơ sở GDNN công lập hiện nay.

4.2 Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trường TCN GTVT Thăng Long

4.2.1 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Hoàn thiện môi trường pháp lý: tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đối, bố sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về GDNN đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch và phù hợp với yêu cầu thực tiễn; xây dựng chương trình mục tiêu, đề án, dự án đổi mới GDNN, gắn với đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thúc đẩy xã hội hóa GDNN, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh hình thức vừa làm, vừa học của người lao động trong các doanh nghiệp.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Chính phú, Thủ tướng Chính phủ về phát triển GDNN; chỉ đạo các tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng, các đơn vị trực thuộc và các cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch thực hiện thiết thực, hiệu quả.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong thông tin và truyền thông, tạo sự chuyến biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, các đơn vị trong ngành nhất là các cấp ủy, thủ trưởng đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng cùa đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đối với việc phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề,

câp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu vê cung câu thị truờng lao động.

Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp trong đồi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Hỉnh thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.

Ban hành tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn đầu ra, các chuẩn về điều kiện bảo đảm chất lượng, các định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng ngành, nghề.

Ban hành các chuẩn và đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN, người dạy tại các doanh nghiệp; xây dựng và triển khai chương trình chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực GDNN.

Hỗ trợ chính sách ưu đãi về thuế. Miễn thuế đối với phần thu nhập không chia để lại để đầu tư phát triển ĐVSN công; Miễn thuế đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo. Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.

Miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của các ĐVSN công khi liên doanh liên kết; Được miễn thuế giá trị gia tăng; Được giảm thuế thu nhập cá nhân...

Đối với đơn vị chủ quản cấp trên là Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Các ĐVSN công lập đặc biệt là các cơ sở GDNN tự chủ hoàn toàn về tài chính gặp rất nhiều khó khăn, cần sự quan tâm nhất định. Thứ nhất, trong đầu tư trang bị cơ sở vật chất do không được kinh phí NSNN cấp và không thể tăng nguồn thu do bị khống chế bởi mức trần thu học phí. Do đó, đế đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như việc thực hiện TCTC của các trường được thuận lợi, Đơn vị chủ quản

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải thăng long (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)